| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam đang lãng phí nguồn tạng hiến từ người chết não

Thứ Sáu 05/04/2024 , 20:44 (GMT+7)

TP.HCM Mỗi năm, ước tính có khoảng 6.000-7.000 người chết não do tai nạn giao thông, 70-80% là người trẻ, chưa có bệnh tật. Đây là nguồn tạng quý đang bị lãng phí.

Các bác sĩ mặc niệm trước khi lấy tạng của người hiến tạng. Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ mặc niệm trước khi lấy tạng của người hiến tạng. Ảnh: BVCC.

Bài liên quan

Thông tin trên được nêu ra tại Hội nghị phát triển “Mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tặng mô, tạng” khu vực phía Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 5/4.

Theo PGS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về bộ phận cơ thể người, từ năm 1992 đến nay, cả nước có 8.365 trường hợp được ghép tạng. Trong đó, số người hiến tạng từ người chết não rất thấp chỉ chiếm 6%, còn lại là từ người sống. Đến đầu năm 2024, cả nước mới chỉ có khoảng 80.000 người đăng ký hiến tạng.

PGS Đồng Văn Hệ cho biết, ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, tỉ lệ hiến tạng từ người chết não rất cao, chiếm hơn 90% tạng hiến lấy từ người chết não, chết tim. Trong những năm gần đây, số người đăng ký hiến tạng và người chết não tăng rất nhanh tại nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc.

Đối với ghép tạng từ người cho chết não, Việt Nam bắt đầu triển khai từ năm 2010. Qua mỗi năm số lượng ghép mỗi tăng. Hai năm qua, số lượng ghép trên toàn quốc là hơn 1.000 ca, nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều nước.

PGS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam; nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, những người suy tạng giai đoạn cuối rất cần được ghép tạng để kéo dài sự sống. Danh sách bệnh nhân chờ ghép tạng trên cả nước mỗi ngày một nhiều, nhưng số người được ghép tạng vẫn còn hạn chế, bởi thiếu nguồn tạng hiến.

Chủ tịch Hội Vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam nhìn nhận, Việt Nam ngang tầm các nước trong khu vực về kỹ thuật ghép tạng, dù vậy, các y bác sĩ vẫn đang tiếp tục đi học ở các nước phát triển. 

Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất và day dứt nhất hiện nay của y bác sĩ để cứu người là "nguồn tạng ở đâu để điều phối".

"Nguồn tạng từ người chết não rất lớn. Chúng ta đang lãng phí vô cùng nguồn tạng này", PGS Nguyễn Thị Kim Tiến nói và nhấn mạnh, cần tiếp tục truyền thông để tăng nhận thức cộng đồng, phải đổi mới nhận thức về văn hóa, truyền thông và vận động cộng đồng cùng tham gia vào việc hiến tạng để "rút ngắn đoạn đường cứu người".

BSCKII Trương Công Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cho rằng, hiện Việt Nam mỗi năm có khoảng 6.000-7.000 bệnh nhân bị chết não do tai nạn giao thông, trong đó 70-80% người trẻ, ở tuổi lao động, chưa có bệnh tật. Nếu vận động được thì đây là nguồn tạng rất tốt có thể cứu các bệnh nhân suy tạng.

Theo TS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị Điều phối ghép bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật ghép tạng. Vấn đề quan trọng là hình thành được hệ thống ghép tạng chuyên nghiệp, minh bạch, công bằng, đảm bảo không vi phạm luật pháp và y đức.

Cả nước có 25 trung tâm ghép tạng tập trung tại các bệnh viện lớn. Trong đó, TP.HCM có 9 trung tâm gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định, Nhi Đồng 2, Nhân Dân 115, Đại học Y Dược, Xuyên Á, Nguyễn Tri Phương, Thống Nhất, Quân y 175.

Theo TS Dư Thị Ngọc Thu, ở các nước tiến bộ, đặc biệt ở châu Âu, người ta chuẩn bị rất nhiều về tài chính, luật pháp, đơn vị điều phối hoạt động 24/24. Trong khi đó, Việt Nam đã ban hành Luật Hiến, ghép tạng được 17 năm và đang chỉnh sửa bổ sung.

"Nếu hệ thống điều phối ghép tạng được xây dựng, hoàn thiện sẽ mang lại nhiều lợi ích, số người được ghép sẽ tăng lên. Khi đó, bản thân người bệnh bị suy mô tạng được điều trị tốt, đặc biệt, trẻ em - đây là tài sản của quốc gia trong tương lai.

Đồng thời, trả lại sức lao động cho gia đình và xã hội; tiết kiệm được ngân sách cho Nhà nước và gia đình phải chi trả cho điều trị các bệnh mạn tính; tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. 

Mạng lưới điều phối được hoàn thiện tốt sẽ là vũ khí tự nhiên chống buôn bán tạng trái phép", TS Dư Thị Ngọc Thu nói.

TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Trưởng Chi hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại phía Nam khẳng định, sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan nỗ lực triển khai các kế hoạch để vận động được nguồn tạng hiến ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu ghép tạng của người bệnh. 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm