| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam được mùa, cho tự do xuất khẩu lương thực

Thứ Sáu 15/05/2020 , 18:49 (GMT+7)

Đó là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 tại Hà Nội vào chiều 15/5.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 tại Hà Nội ngày 15/5. Ảnh: Minh Phúc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 tại Hà Nội ngày 15/5. Ảnh: Minh Phúc.

Ngành Trồng trọt được mùa trong điều kiện thời tiết cực đoan

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường. Trên cả nước đã xảy ra 7 đợt dông, lốc, mưa đá trên diện rộng; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực ĐBSCL... Đến hết tháng 4/2020, tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.200 tỷ đồng.

Hội nghị với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm đánh giá toàn diện công tác phòng, chống thiên tai năm 2019, những vấn đề tồn tại, rút kinh nghiệm từ thực tế công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian vừa qua.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường - Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết, mặc dù trong năm có nhiều đợt thiên tai lớn, nhưng với sự chỉ đạo ứng phó kịp thời nên không xảy ra thiệt hại về người trên biển trực tiếp do bão gây ra.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Phúc.

Hạn hán, xâm nhập mặn vượt mốc lịch sử nhưng thiệt hại về nông nghiệp đã được giảm thiểu đáng kể (chỉ bằng khoảng 25% so với năm 2016).

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định 2020 là năm được mùa của Việt Nam trong điều kiện thời tiết biến đổi rất gay gắt, nhất là ở khu vực ĐBSCL bị hạn  hán, xâm nhập mặn rất nghiêm trọng.

“Khả năng Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới về sản xuất để xuất khẩu lương thực trong năm nay, đề nghị Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương cho phép tự do lưu thông xuất khẩu lương thực để tranh thủ giá cao, nâng cao đời sống của nông dân”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng lưu ý, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, dị thường và trái quy luật. Bão mạnh, ngập lụt diện rộng, rét đậm rét hại, lũ ống, lũ quét, xâm nhặp mặn, hạn hán diễn ra thường xuyên hàng năm.

Do đó, công tác phòng, chống thiên tai là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp và không có hồi kết. Đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp để chủ động, kịp thời, đồng bộ và hiệu quả trong công tác ứng phó thiên tai, không bị động, bất ngờ.

Chủ động phòng, chống thiên tai

Thủ tướng nhấn mạnh công tác dự báo, cảnh báo thiên tai phải được cải thiện để có thể nhận định đúng và sớm diễn biến của thời tiết, từ đó đưa ra các kịch bản ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

Điển hình như đợt hạn, mặn xảy ra vừa qua, ngay từ tháng 8/2019 chúng ta đã nhận định được tình hình. Từ đó, trong tháng 9/2019, Chính phủ đã cùng Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị tại ĐBSCL để chỉ đạo các địa phương gieo giấy sớm trước hơn 1 tháng và triển khai các giải pháp trữ nước ngọt, kiểm soát mặn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khi mặn xâm nhập vào đất liền thì cũng là lúc lúa đến kỳ thu hoạch nên diện tích bị thiệt hại không lớn. Ngân sách nhà nước cũng đã chi 11.000 tỷ đồng trong năm 2019 để đầu tư các hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Nhờ đó, tỉnh Bến Tre mặc dù bị bao vây tứ bề bởi nước mặn nhưng nhờ được đầu tư hệ thống công trình thủy lợi mà có thể tự tin công bố sẽ ngọt hóa toàn bộ tỉnh Bến Tre.

Nhiều sáng kiến trong phòng, chống thiên tai tại Hội nghị sẽ được Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai tập hợp để phục vụ chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới. Ảnh: Minh Phúc.

Nhiều sáng kiến trong phòng, chống thiên tai tại Hội nghị sẽ được Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai tập hợp để phục vụ chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới. Ảnh: Minh Phúc.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị cần nghiên cứu giải pháp đầu tư các hồ trữ nước ngọt tại ĐBSCL để có cơ sở xem xét việc đầu tư. Bên cạnh đó, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế dự báo mặn, lọc nước mặn, nước lợ, chống sạt lở bờ sông, bờ biển...

“Bộ NN-PTNT phải rà soát cụ thể để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, phòng chống thiên tai và những vấn đề có thể gia tăng rủi ro do thiên tai, nhất là hoạt động khai thác cát, sỏi bừa bãi ở các hệ thống sông ngòi miền Bắc, miền Nam; nghiên cứu các giải pháp để thay thế cát xây dựng...”, Thủ tướng nói.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Rạng sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan.

Thi công hạ tầng hồ chứa nước lớn nhất miền Tây vượt tiến độ

Trà Vinh Dự án hạ tầng Hồ chứa nước Láng Thé, hiện đạt tiến độ thi công trên 15%, trong đó gói thầu số 34 đạt 34% khối lượng công việc.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Bí thư Quảng Ninh trăn trở việc dân, nghĩ cho doanh nghiệp

Song hành với việc tiếp công dân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đang tính bổ sung nội dung tiếp, giải quyết các vấn đề liên quan đến các tổ chức, doanh nghiệp.