| Hotline: 0983.970.780

Vietsugar nỗ lực phát triển vùng nguyên liệu mía

Thứ Tư 28/04/2021 , 22:27 (GMT+7)

Để duy trì ổn định vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến, Công ty CP đường Việt Nam (Vietsugar) đã có nhiều chính sách phát triển vùng nguyên liệu mía.

Cán bộ kỹ thuật của Vietsugar hướng dẫn anh Lê Đình Út chăm sóc mía.

Cán bộ kỹ thuật của Vietsugar hướng dẫn anh Lê Đình Út chăm sóc mía.

Cơ giới hóa để nâng cao năng suất mía

Những năm trước đây, mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Khánh Hoà, với diện tích gần 20.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn mía cây/năm. Cây mía đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay trong tình hình chung của ngành mía đường cả nước, ngành mía đường tỉnh Khánh Hòa cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tình trạng khô hạn kéo dài khiến năng suất mía sụt giảm. Ngoài ra, giá đường giảm khiến cho người trồng mía không có lãi đã làm vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp. Theo thống kê, trong niên vụ mía 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà chỉ còn  khoảng 12.500 ha.

Nhưng với những hộ nông dân vẫn kiên trì gắn bó với cây mía và được đầu tư bài bản thì loại cây này vẫn đem lại lợi nhuận, nhất là trong niên vụ vừa qua khi nhà máy đường nâng giá thu mua.

Gia đình anh Lê Đình Út, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, hiện có 10 ha mía, nhờ vùng mía được đầu tư hệ thống tưới nên năng suất mía vẫn đạt 60 -70 tấn/ha. Để nâng cao suất mía, gia đình anh Út đã đầu tư máy móc để làm đất, trồng và chăm sóc. Bên cạnh đó còn đào ao trữ nước, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nhằm đảm bảo độ ẩm cho cây mía phát triển trong mùa khô kéo dài.

“Với giá bán mía đạt 1 triệu đồng/tấn cho Công ty CP đường Việt Nam, cao hơn niên vụ trước 160 ngàn đồng/tấn, ngoài ra tôi còn được phía nhà máy đường đầu tư tiền chăm sóc, hỗ trợ bã bùn và một số chính sách hỗ trợ khác nên mỗi ha mía niên vụ vừa qua gia đình tôi có lãi khoảng 20 triệu đồng. Để người nông dân trồng mía có lãi thì giá bán phải đạt 1 triệu đồng/tấn trở lên, ngoài ra mía phải đạt năng suất cao, chữ đường đảm bảo”, anh Út chia sẻ.

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Hương, thôn Tân Quang, xã Ninh Quang, TX Ninh Hoà, có trên 40 ha mía, năng suất vụ vừa qua bình quân đạt gần 60 tấn/ha. Để nâng cao năng suất và giảm chi phí chăm sóc, những năm qua gia đình chị Hương đã đầu tư máy móc chuyển sang cơ giới hoá toàn bộ khâu làm đất, trồng mía, bón phân, làm cỏ; đồng thời đào 4 ao để chủ động nguồn nước tưới cho mía trong mùa khô.

Toàn bộ khâu làm đất, trồng và chăm sóc mía của gia đình chị Hương đều được cơ giới hóa.

Toàn bộ khâu làm đất, trồng và chăm sóc mía của gia đình chị Hương đều được cơ giới hóa.

“Hiện mức đầu tư trồng mới 1 ha mía hết khoảng 40 triệu/ha, mía lưu gốc từ 20 – 22 triệu đồng/ha, mấy năm trước giá mía xuống thấp nên không có lãi, nhưng trong niên vụ 2020-2021 nhờ bán mía giá 1 triệu đồng/tấn nên đã có lãi. Nếu những năm tới giá mía được duy trì ở mức này thì nông dân chúng tôi an tâm gắn bó với cây mía”, chị Hương cho biết.

Nỗ lực phát triển vùng nguyên liệu

Ông Hồ Nhẫn, Tổng Giám đốc Công ty CP đường Việt Nam (VietSugar) đóng chân trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà cho biết, hiện nay nhà máy đường của công ty có công suất 8.000 tấn mía/ngày. Với công suất này, mỗi niên vụ nhà máy cần khoảng 600 -700 ngàn tấn mía nguyên liệu, tương đương với khoảng 12.000ha mía. Trong khi đó niên vụ sản xuất 2020-2021, vùng nguyên liệu mía công ty thu mua đạt 4.900ha, trong đó 3.900ha được công ty đầu tư, bảo hiểm giá thu mua. Năng suất mía bình quân đạt 49 tấn/ha, sản lượng mía thu mua tăng 28% so với niên vụ trước, nhưng vẫn chưa đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.

Theo kế hoạch trong niên vụ 2021-2022, Vietsugar phát triển vùng nguyên liệu lên 5.200ha diện tích mía đầu tư, cùng với sản lượng thu mua mía không đầu tư, dự kiến sản lượng đạt trên 300 ngàn tấn.

Ông Hồ Nhẫn cho biết, sau các vụ sản xuất nắng hạn kéo dài cùng với giá mía sụt giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nguyên liệu của Vietsugar nói riêng và các nhà máy đường trong khu vực Nam Trung bộ nói chung. Để đảm bảo vùng nguyên liệu mía cho nhà máy hoạt động, Vietsugar thời gian qua đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để phát triển vùng nguyên liệu.

Được Vietsugar đầu tư 200 triệu đồng, gia đình chị Hương đã đào ao tích được 20.000m3 nước để tưới mía trong mùa khô.

Được Vietsugar đầu tư 200 triệu đồng, gia đình chị Hương đã đào ao tích được 20.000m3 nước để tưới mía trong mùa khô.

Công ty đã quy hoạch lại các vùng chuyên canh trồng mía trọng điểm, ưu tiên đầu tư khôi phục vùng nguyên liệu mía tại tỉnh Khánh Hoà nhất là vùng có chủ động nước tưới, tăng cường công tác hỗ trợ kỹ thuật, thông qua hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước.

Thực hiện chính sách đầu tư vốn cho những hộ trồng mới và chăm sóc mía; đồng thời cam kết mua 100% sản lượng mía của người dân đã ký hợp đồng với công ty. Trong niên vụ 2020-2021 mặc dù giá mua mía tối thiểu là 850.000 đồng/tấn, nhưng căn cứ vào thị trường công ty đã thu mua với giá 1 triệu đồng/tấn mía 10CCS, tăng 150.000 đồng/tấn so với niên vụ trước.

Từ niên vụ 2019-2020 đến nay, nhằm khuyến khích phát triển diện tích trồng mía gần nhà máy, công ty đã hỗ trợ đơn giá mua mía tăng thêm là 25.000 đồng/tấn. Trong niên vụ mía tới, Vietsugar còn ban hành chính sách hỗ trợ cho hộ dân có diện tích khai hoang, chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía là 2 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó tại vùng mía tỉnh Khánh Hoà, Vietsugar còn đầu tư miễn phí cho người dân bã bùn để chăm sóc trồng mía...

Về lâu dài, cùng với các chính sách trên thì Vietsugar cũng đang triển khai các chương trình tập huấn kỹ thuật canh tác mía, hội thảo thử nghiệm các giống mía mới. Trong năm 2021, Vietsugar hợp tác với tập đoàn của Nhật Bản để thực hiện khảo nghiệm thí điểm tại các vùng nguyên liệu mía đường. Mục tiêu để tìm ra quy trình canh tác phù hợp, tiên tiến và các biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây mía trên từng vùng nguyên liệu. Hỗ trợ, kết nối, giới thiệu cho bà con nông dân các mô hình trồng mía tiên tiến, cho năng suất, chất lượng cao, tiết giảm chi phí trồng mía nhằm đem lại lợi nhuận cao.

Ngoài ra, công ty còn triển khai dự án đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp, để áp dụng cơ giới hóa trong các khâu trồng và chăm sóc mía nhằm thay thế dần phương pháp trồng mía thủ công, tránh phụ thuộc vào nguồn lao động đang ngày càng khan hiếm…

“Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía của Vietsugar đã được hoạch định dựa trên sự thành công và kinh nghiệm của Vinamilk đã có kinh nghiệm phát triển vùng chăn nuôi bò sữa cung cấp nguyên liệu sữa. Thực tế cho thấy bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn và cần sự đầu tư lớn, kế hoạch bài bản, nhưng chúng tôi và Vinamilk xác định đây là định hướng chiến lược để phát triển bền vững trong dài hạn”. ông Hồ Nhẫn Tổng Giám đốc Vietsugar chia sẻ.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm