| Hotline: 0983.970.780

Hoàn tất bản đồ hiện trạng đất của vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước

Thứ Hai 30/11/2020 , 11:00 (GMT+7)

Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã phối hợp cùng Công ty Phân bón Việt Nhật thành lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng trong đất trên vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước.

Bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất trên vùng nguyên liệu mía Đông Gia Lai được ra đời từ việc hợp tác chiến lược giữa Công ty Phân bón Việt Nhật (JVF) và Cty CP Đường Quảng Ngãi (QNS), kết quả hợp tác đã được JVF chuyển giao cho QNS vào ngày 27/11.

Ông Võ Thành Đàng, Tổng Giám đốc QNS (bên phải) nhận chuyển giao kết quả hợp tác từ ông Okazaki Satoshi, Tổng Giám đốc JVF. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Võ Thành Đàng, Tổng Giám đốc QNS (bên phải) nhận chuyển giao kết quả hợp tác từ ông Okazaki Satoshi, Tổng Giám đốc JVF. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Từ bản đồ hiện trạng này, Nhà máy Đường An Khê (Gia Lai), đơn vị trực thuộc QNS khuyến cáo nông dân sản xuất kinh doanh mía trên địa bàn vùng nguyên mía nằm trên 4 huyện, thị Đông Gia Lai: KBang, An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro sử dụng phân bón hợp lý để phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững, giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đã 10 năm qua, năm nào JVF cũng lấy mẫu đất trên vùng nguyên liệu mía Đông Gia Lai để phân tích, thành lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất.

Theo ông Okazaki Satoshi, Tổng Giám đốc JVF, các mẫu đất được thu thập ở các vị trí khác nhau trên toàn vùng nguyên liệu thuộc 4 huyện, thị Đông Gia Lai. Mẫu đất được định vị bằng tọa độ GPS và được lấy trên mỗi ruộng mía có diện tích lớn hơn 1ha.

TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường Việt Nam, phát biểu tại lễ chuyển  giao. Ảnh: Vũ Đình Thung.

TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường Việt Nam, phát biểu tại lễ chuyển  giao. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tại mỗi ruộng, mẫu đất được lấy từ 3–5 hố phân bố theo đường chéo để đảm bảo tính đại diện của mẫu. Tại mỗi hố, đất được lấy ở hai tầng có độ sâu từ 0–15cm và 15–30cm. Đất ở các hố ứng với mỗi tầng được trộn đều rồi trích lấy khoảng 1kg đất mỗi tầng, đóng gói và ghi nhãn để có được mẫu đất ở hai tầng khác nhau tại mỗi ruộng.

“Chúng tôi đã sử dụng 205 mẫu đất trải dài trên 39 phường, xã trong 4 huyện, thị Đông Gia Lai với diện tích 81.064ha, trong đó, diện tích vùng nguyên liệu mía của QNS khoảng 30.000ha. Mẫu đất sau kia đưa về phòng phân tích được loại bỏ rễ, đá sỏi và sấy khô với nhiệt độ rất thấp trong 48 giờ. Các mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu: pH, dung tích hấp thu, độ mùn, lân hữu hiệu, kali hữu hiệu và các chỉ tiêu khác”, ông Okazaki Satoshi, cho biết.

JVF lấy 205 mẫu đất trải dài trên 39 phường, xã trong 4 huyện, thị Đông Gia Lai với diện tích 81.064ha để phân tích. Ảnh: Vũ Đình Thung.

JVF lấy 205 mẫu đất trải dài trên 39 phường, xã trong 4 huyện, thị Đông Gia Lai với diện tích 81.064ha để phân tích. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Căn cứ vào hiện trạng dinh dưỡng đất đã phân tích, JVF đưa ra một số nhận định và khuyến cáo như sau: Đa lượng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây mía, giúp đảm bảo được năng suất cũng như chất lượng vùng nguyên liệu. Các yếu tố dinh dưỡng đa lượng cần được cung cấp đúng liều lượng và tỉ lệ thông qua các đợt bón phân tương ứng theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây mía.

Về lân, hầu hết các diện tích đất trong vùng nguyên liệu ở mức đáp ứng đủ nhu cầu cho cây mía, nhưng thực tế cây mía không thể hấp thụ hết 100% lượng lân hiện có, mà cần phải duy trì lượng bón thường xuyên theo khuyến cáo để đảm bảo độ phì của đất, cũng như duy trì năng suất và hạn chế thoái hóa đất.

Nhân viên JVF lấy mẫu đất. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nhân viên JVF lấy mẫu đất. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Về kali, hầu hết đất trồng mía vùng nguyên liệu có hàm lượng kali hữu hiệu ở mức thấp, do đó cần chú ý bón phân với tỉ lệ kali cao ngay ở các đợt bón đầu. Với đặc tính đất có dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ dinh dưỡng không cao, dinh dưỡng dễ bị thất thoát, do đó cần bón phân theo 3 đợt vừa tiết kiệm phân bón vừa tăng hiệu quả sử dụng.

Về đạm, hàm lượng đạm tỷ lệ với hàm lượng mùn trong đất, đất có hàm lượng mùn cao thì dinh dưỡng đạm cao và ngược lại. Đồng thời trong đất, đạm là yếu tố dinh dưỡng biến động lớn. Trong canh tác nông nghiệp nói chung và canh tác mía nói riêng, khuyến cáo bón đạm thường được căn cứ theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, năng suất của cây và hàm lượng mùn của đất.

Mẫu đất được đưa vào phòng thí nghiệm của JVF để phân tích. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Mẫu đất được đưa vào phòng thí nghiệm của JVF để phân tích. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo đánh giá của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường Việt Nam, bản đồ dinh dưỡng nói trên đang mang lại lợi ích trực tiếp cho người trồng mía trong vùng nguyên liệu, nhất là trong việc điều chỉnh công thức bón phân mang lại hiệu quả cao nhất.

“Bản đồ hiện trạng dinh dưỡng này không chỉ mang lại lợi ích cho người trồng mía, mà cả ngành nông nghiệp của 4 huyện, thị Đông Gia Lai cũng được hưởng lợi, bởi bản đồ này còn được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác. Đặc biệt, đối với người trồng mía thì từ nay đã biết trong đất đang thiếu chất gì, cần bổ sung như thế nào để cây mía phát triển hiệu quả nhất”, TS Cao Anh Đương khẳng định.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 4] Nông hộ 'hụt hơi', doanh nghiệp chiếm sân chơi

Khi nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ 'hụt hơi', chỉ riêng năm 2024, Bình Định thu hút 7-8 dự án chăn nuôi lợn, quy mô mỗi dự án từ 24.000-36.000 con lợn thịt/lứa

Tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn

BẮC KẠN Một người đàn ông ở xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn do không tiêm phòng.

Lùm xùm chuyện mua lúa trong mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha

CẦN THƠ Liên kết thu mua lúa trong mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa gặp trục trặc, nguyên nhân không chỉ ở khâu sản xuất mà còn do đầu ra thiếu ổn định.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Chống khai thác IUU phải thực hiện liên tục, không được nới lỏng

Kiên Giang Công tác chống khai thác IUU phải làm thường xuyên, lâu dài, củng cố những kết quả đã đạt được và không được nới lỏng.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.