| Hotline: 0983.970.780

'Vĩnh biệt' cây mía?

Thứ Năm 06/06/2019 , 09:45 (GMT+7)

Trước đây, UBND tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2020 ổn định diện tích mía tại các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Nhơn và Phù Cát với 6.000ha; năng suất đến năm 2020 là 80 tấn/ha, sản lượng mía 360.000 tấn/năm và trữ lượng đường trong mía đạt 11CCS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mục tiêu đó chỉ là “giấc mơ xa vời”...

12-57-23_1
Hiện ở huyện Tây Sơn, chỉ còn lưa thưa những ruộng mía gốc.

Huyện Tây Sơn từng là “thủ phủ mía” của tỉnh Bình Định, cao điểm có đến 1.500ha mía. Từ năm 2015 đến nay, Cty CP Đường Bình Định hoạt động không hiệu quả, tiếp đến, vào năm 2018 NM đường bị UBND tỉnh đình chỉ hoạt động do gây ô nhiễm môi trường. Lúc này, dù mía của nông dân Tây Sơn được NM Đường An Khê (Cty CP Đường Quảng Ngãi) bao tiêu, nhưng do phải cạnh tranh với giá đường ngoại, nhất là với Thái Lan, nên giá thu mua nguyên liệu mía giảm. Sự thể trên đã khiến nông dân Tây Sơn dần “quay lưng” với cây mía.

Ông Đỗ Văn Sỹ, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Gần đây, diện tích trồng mía ở Tây Sơn giảm mạnh. Đến năm 2016 còn 691ha; sang năm 2017 chỉ còn 595ha, chỉ trong 1 năm mà giảm gần 100ha; đến năm 2018 còn vỏn vẹn 210ha. Năm nay, chỉ còn 200ha mía gốc năm 1, năm 2, diện tích này cũng được NM Đường An Khê bao tiêu mía nguyên liệu nên nông dân mạnh dạn giữ lại để tận thu”.

Tương tự, xã Nhơn Thọ trước đây cũng từng là “thủ phủ mía” của TX An Nhơn, nhưng nay cây mía dần “mất tích”. Theo ông Phạm Văn Tân, Giám đốc HTXNN Nhơn Thọ 2, cao điểm cả xã Nhơn Thọ có đến 200ha mía, thế nhưng hiện chỉ còn gần 6ha mía do HTXNN Nhơn Thọ 2 trồng là còn đứng trên đồng, số còn lại nông dân đã phá sạch.

Ông Tân giải thích: “Hiện mía cây chỉ bán được 700.000đ/tấn. Trong khi đó công chặt và xếp lên xe đã mất đến 230.000đ/công. Trừ tất tần tật chi phí đầu tư, nông dân lỗ đậm nên họ đổ xô phá hết mía. Năm 2019, tỉnh dự kiến xây dựng cánh đồng mẫu lớn cây mía với diện tích 36ha tại HTX. Trước khi triển khai, bà Nguyễn Thị Tố Trân, GĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đã mấy lần về tận HTX tham vấn nông dân, thế nhưng họ cứ ậm ừ nhưng không làm”, ông Tân bộc bạch.

Vĩnh Thạnh trước đây cũng được tỉnh Bình Định đưa vào hàng ngũ những huyện phát triển vùng nguyên liệu mía, bây giờ cũng không ngoại lệ, cây mía dần vắng bóng trên những cánh đồng. Ông Lê Văn Đẩu, Chủ tịch UBND huyện, cho biết trước đây, UBND tỉnh giao cho huyện phát triển ổn định 500ha mía và Vĩnh Thạnh đã thực hiện tới 370ha. Thế nhưng đến con số này là dừng, rồi giảm dần.

Đến năm 2017 giảm còn 260ha và ngày càng giảm sâu. Đến năm 2019, kế hoạch của Vĩnh Thạnh sẽ có 95ha cả mía trồng mới và mía gốc. Thế nhưng đến giờ phút này, không những nông dân không trồng mới mà còn phá cả mía gốc, hiện chỉ còn 80ha mía gốc năm 1, năm 2. Trong tương lai, sau khi tận thu đến năm thứ tư, 80ha mía nói trên chắc chắn cũng sẽ “mất tích”.

Công chặt và xếp mía lên xe đã tăng đến 230.000đ/công, quá cao.

“Mấy năm nay giá mì (sắn) rất ổn định. Hiện giá mì dao động từ 2.200đ – 3.100đ/kg tùy độ tinh bột cao hay thấp, bình quân 2.500đ/kg, một cái giá quá lý tưởng cho nông dân. Do vậy hầu hết những diện tích mía bị phá nông dân đều đưa vào trồng mì”, ông Đẩu cho biết.

Tương tự, ở Tây Sơn, những diện tích mía sau khi phá bỏ đã được nông dân đưa vào trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn Đỗ Văn Sỹ, chia sẻ: “Những diện tích mía đã phá bỏ, chỉ nơi nào không có điều kiện trồng đậu phộng nông dân mới trồng mì. Vùng đất phía Bắc huyện chủ động nước và những vùng đất có thể bơm tát vào mùa khô nông dân trồng hết đậu phộng. Cây đậu phộng hiện cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp mấy lần cây mì”.

“Chủ trương của tỉnh là giữ ổn định vùng nguyên liệu mía, thế nhưng do không còn mang lại hiệu quả kinh tế nên những năm qua diện tích mía sụt giảm không kiểm soát nổi. Hiện toàn tỉnh chỉ còn khoảng 500ha và toàn là mía gốc. Việc khôi phục cây mía trong bối cảnh hiện nay là “lực bất tòng tâm”, ông Đào Văn Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định nói.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm