| Hotline: 0983.970.780

Bố trí chỗ ở cho 100% hộ dân tộc thiểu số

Thứ Sáu 25/06/2021 , 14:16 (GMT+7)

VĨNH LONG - Đề án 2045 là một trong những chính sách quan trọng, thiết thực để tỉnh Vĩnh Long chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc, đặc biệt là nhà ở.

Bàn giao nhà cho gia đình chị Thạch Thị Dẹt ở ấp Mỹ Định, xã Tân Mỹ, Trà Ôn. Ảnh: MĐ.

Bàn giao nhà cho gia đình chị Thạch Thị Dẹt ở ấp Mỹ Định, xã Tân Mỹ, Trà Ôn. Ảnh: MĐ.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, đồng bào Khmer trong tỉnh hiện chiếm hơn 20.000 người, người Hoa khoảng 4.000 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường... Trong công tác chăm lo đời sống vùng đồng bào dân tộc, đời sống của bà con ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 800 hộ.

Thực hiện quyết định số 2045/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Đề án chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 (Đề án 2045), ông Thạch Dương, Trưởng ban Ban dân tộc tỉnh Vĩnh Long cho biết, qua công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia, Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện 12 cuộc tuyên truyền với trên 1.200 đại biểu tham dự. 

Thực hiện quyết định này, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long đã tham gia Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 2045 và xây dựng công văn số 165/BDT ngày 20/07/2017 về việc đóng góp dự thảo xây dựng Đề án “thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 - 2020”. Đây là chính sách hết sức quan trọng và thiết thực đến với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay và phù hợp thực tế địa phương.

Đề án 2045 ở Vĩnh Long tập trung vào giải quyết các vấn đề khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương hiện nay như đất và nhà ở, sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ chuyển đổi nghề, vay vốn ưu đãi. Đặc biệt là giải quyết khó khăn về nhà và đất ở cho đồng bào.

Qua rà soát, tỉnh Vĩnh Long có 50 hộ không có đất ở gồm 36 hộ ở thị xã Bình Minh, 4 hộ ở Trà Ôn và 10 hộ ở huyện Tam Bình. Đến nay, địa phương đã cơ bản giải quyết dứt điểm 100% số hộ cần hỗ trợ đất ở kết hợp với việc hỗ trợ nhà ở cho đồng bào. 

Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2017, tỉnh kết hợp thực hiện hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo từ nguồn vốn xã hội hoá của Đài Truyền hình Vĩnh Long cho 1.587 căn nhà, trị giá mỗi căn 40 triệu đồng, tổng kinh phí thực hiện trên 64 tỷ đồng.

Phát quà tết cho bà con Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Ảnh: HĐ.

Phát quà tết cho bà con Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Ảnh: HĐ.

Riêng chính sách tín dụng ưu đãi thể hiện rõ tinh thần tăng cường cho vay, giảm cho không, lấy hộ nghèo làm chuẩn. Nguồn vốn tập trung vào một số ngành nghề dễ tiếp cận đối với đồng bào dân tộc như: nông nghiệp, mua phương tiện phục vụ sản xuất, buôn bán nhỏ, tạo việc làm. 

Từ năm 2018 - 2020, Trung ương đã bố trí nguồn vốn 12 tỷ đồng để cho vay tín dụng ưu đãi. Ban Dân tộc kết hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và địa phương xem xét hỗ trợ cho 268 hộ vay ưu đãi với tổng kinh phí trên 11,5 tỷ đồng. Cụ thể, thị xã Bình Minh có 8 hộ vay chăn nuôi, 2 hộ vay mua xe bán rau cải và 1 hộ vay mở tiệm sửa xe. Huyện Tam Bình và Trà Ôn có 257 hộ vay để chăn nuôi với kinh phí trên 11 tỷ đồng.

Mặt khác, trong giai đoạn 2017 - 2020, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, Trung ương và địa phương bố trí  nguồn kinh phí để đâu tư cơ sở hạ tầng, mô hình sinh kế và nâng cao năng lực ở địa phương vùng đồng bào dân tộc như: công trình giao thông, điện, đường, trường, trạm…

Các dự án phát triển sản xuất đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: Nuôi bò sinh sản, dê, gà bằng đệm lót sinh học, trồng nấm bào ngư, vịt an toàn sinh học, bồ câu Pháp,…với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2017 - 2020 là trên 18,8 tỷ đồng.

Ông Thạch Dương cho biết: Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đề án, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương nên chính sách luôn được kịp thời đến với các đối tượng hưởng thụ.

Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa Đề án 2045 và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Trung ương và chính sách đặc thù của tỉnh như chương trình 135, chính sách hỗ trợ nhà ở, cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ nước sạch, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu… đã góp phần mang lại sự hiệu quả của Đề án. 

Xem thêm
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Những kiếp người sống chui: [Bài 1] Phận đời trôi nổi ven sông

'Ba không' - không điện, không nước, không định danh - là cuộc sống suốt gần 40 năm qua của người dân xóm ngụ cư ven sông Hồng, hay còn gọi là 'xóm Phao'.