| Hotline: 0983.970.780

Virus ASF có thể tồn tại 1000 ngày, lây lan nhiều nước Đông Nam Á

Thứ Tư 20/03/2019 , 16:34 (GMT+7)

Trong thời gian tới, Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) có thể sẽ lan rộng ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả những nước láng giềng như Lào, Campuchia và dần dần “tấn công” các nước Đông Nam Á.

Đó là dự báo của TS Kenjiro Inui – Chuyên gia chẩn đoán bệnh tổ chức FAO tại Việt Nam.

Đây là bài học cảnh tỉnh về giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ ở Việt Nam mà cả Trung Quốc. Chắc chắn, Việt Nam cần nhiều thời gian mới có thể đẩy lùi, khống chế được ASF.

TS Kenjiro Inui – Chuyên gia chẩn đoán bệnh Tổ chức FAO tại Việt Nam (Ảnh: Minh Phúc)


Thực hư Trung Quốc đã sản xuất thành công vaccine ASF?        

Tại Hội thảo Dịch tả heo Châu Phi – Ứng dụng giải pháp dinh dưỡng nâng cao năng suất đàn heo diễn ra tại Hà Nội vào sáng 20/3, TS Kenjiro Inui đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu từ thực địa của FAO tại các ổ DTLCP tại Việt Nam.

Theo đó, từ 1/1 đến 7/3/2019, trong tổng số 559 cơ sở chăn nuôi được phát hiện dương tính với virus ASF, có tới 462 hộ chăn nuôi lợn quy mô dưới 20 con; trong khi đó, chỉ có 6 hộ chăn nuôi quy mô trên 100 con nhiễm virus ASF.

“Điều đó chứng tỏ, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ ở Việt Nam chưa thực sự tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Còn các trang trại lớn thì ngược lại”. TS Kenjiro chia sẻ -  “Ở một góc độ tiêu cực, nhiều người cho rằng, DTLCP sẽ tàn phá ngành chăn nuôi Việt Nam. Nhưng theo tôi, đây là cơ hội tốt để tái cơ cấu ngành chăn nuôi vốn chứa đựng nhiều khuyết tật trong nước”.

Từ đây, các nhà chăn nuôi chuyên nghiệp, chăn nuôi an toàn sinh học sẽ có động lực để vươn lên. Họ sẽ mạnh dạn đầu tư hạ tầng chăn nuôi, có ý thức cao độ trong phòng, chống dịch bệnh.

Chăn nuôi không đảm bảo an toàn sinh học là nguyên nhân dịch tả lợn Châu Phi lây lan ở Việt Nam (Ảnh: Minh Phúc)


Thấy lợn nái chết rải rác, phải thận trọng

Đó là lời khuyên của TS Kenjiro Inui. Bởi qua nghiên cứu một số ổ dịch ASF tại Việt Nam, chuyên gia FAO nhận thấy đối tượng có nguy cơ nhiễm DTLCP cao nhất chính là lợn nái, trong khi đó dịch tả lợn cổ điển và tai xanh hiếm khi gây chết ở heo nái.

Kết quả theo dõi, nghiên cứu 1 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam, PGS. TS Lê Văn Phan – Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), khi có lợn bị nhiễm ASF, cá thể lợn trong đàn không chết hàng loạt mà chết rải rác (mỗi lần 1 con, cách nhau vài ngày), lợn nái thường sẽ chết trước, sau khoảng vài tuần mới có hiện tượng chết nhiều. Bởi vậy, khi có dấu hiệu lợn nái chết rải rác thì cần thận trọng và gửi mẫu đi xét nghiệm để có biện pháp chống dịch hiệu quả.

Diễn tập phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam.

Một câu hỏi khác được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm, đó là virus ASF gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thể tồn tại trong môi trường bao lâu?

TS Kenjiro cho biết, virus ASR có thể sống thời gian dài ở các điều kiện khác nhau, cụ thể: Thịt đông: 1000 ngày; Da, mỡ, thịt khô (thậm chí đã khô): 300 ngày; Phân ở nhiệt độ phòng: 11 ngày Thịt và thịt xay: 105 ngày; Huyết thanh 15 tuần; Chuồng heo tạp nhiễm virus: 1 tháng.

Để giám sát sức khoẻ của đàn lợn trong bối cảnh DTLCP lan rộng, TS Kenjiro khuyến cáo chủ các trang trại chăn nuôi lớn nên sắm cho mình thiết bị PCR cầm tay trong phát hiện sớm virus ASF. Thiết bị này phát hiện nhanh virus ASF tại hoặc gần ổ dịch và cho kết quả sau 3 giờ (bao gồm cả thời gian lấy mẫu).

* Hội thảo Dịch tả heo Châu Phi – Ứng dụng giải pháp dinh dưỡng nâng cao năng suất đàn heo được tổ chức bởi Công ty CP Thú y xanh Việt Nam và MAVIT (Đức).

    Tags:
Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.