Việt Nam đang nỗ lực phòng chống DTLCP |
Đoàn đánh giá bao gồm các chuyên gia về ASF, quản lý khẩn cấp, tiêu hủy, tiêu độc và khử trùng, chuyên gia về ngành chăn nuôi lợn và cán bộ kĩ thuật thuộc Cục Thú y Việt Nam (DAH) và FAO Việt Nam.
Mục tiêu của đoàn đánh giá bao gồm Tư vấn cho Bộ NN-PTNT về các biện pháp tốt nhất để xử lý và tiêu hủy lợn; tư vấn để sử dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus ASF; đề xuất các hành động ngay lập tức, ngắn hạn và trung hạn.
“Cục Chăn nuôi ước tính hiện có hơn 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Do vậy, khi đàn lợn buộc phải tiêu hủy vì DTLCP và các biện pháp kiểm soát dịch sẽ dẫn tới gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình ở vùng nông thôn. Cùng với các đối tác quốc tế khác, FAO sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ chính phủ Việt Nam đối phó với DTLCP và giảm thiểu hậu quả”, ông Albert T. Lieberg, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam cho biết.
“Việc các phương tiện truyền thông đưa tin chính xác về thực trạng DTLCP tới công chúng là rất quan trọng. DTLCP là bệnh rất dễ lây truyền trong đàn lợn và không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học là yếu tố quan trọng để bảo vệ lợn an toàn khỏi DTLCP. Lợn bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm phải bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan”, ông lan Dacre - Trưởng đoàn, nói.