| Hotline: 0983.970.780

VnSAT và hai thay đổi rõ rệt ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Năm 30/12/2021 , 09:00 (GMT+7)

VnSAT là một dự án đi cùng với việc Bộ NN-PTNT triển khai chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Những tác động, chuyển đổi rất to lớn đến lúa gạo và cà phê

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) khẳng định: “Quá trình triển khai thực hiện dự án VnSAT đã có những sự lãnh đạo, chỉ đạo rất cụ thể và quyết liệt của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, HTX và đã tạo ra những tác động chuyển đổi rất to lớn đến ngành hàng cà phê tại khu vực Tây Nguyên cũng như ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL.

VnSAT là dự án điển hình tạo được hiệu quả, chuyển biến tích cực cho các vùng thụ hưởng. Ảnh: HA.

VnSAT là dự án điển hình tạo được hiệu quả, chuyển biến tích cực cho các vùng thụ hưởng. Ảnh: HA.

Đến thời điểm này, mặc dù dự án VnSAT chưa kết thúc nhưng thông qua những con số từ các đoàn giám sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy, tất cả các chỉ tiêu của dự án VnSAT đều đã đạt và vượt so với mục tiêu dự án đề ra ban đầu”.

Cụ thể đó là các chỉ tiêu về việc áp dụng phương pháp canh tác mới giúp giảm chi phí sản xuất, giảm sử dụng chi phí đầu vào, giảm sử dụng tài nguyên trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân… Có thể khẳng định tất cả những chỉ tiêu này đều đã đạt, thậm chí có những chỉ tiêu vượt so với mục tiêu dự án đề ra.

Đặc biệt, vấn đề quan trọng nhất là dự án VnSAT đã thay đổi được tập quán canh tác người dân, trong đó có hai nội dung cho thấy vai trò của VnSAT thể hiện rất rõ rệt.

Một là giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp, giúp nông dân đạt được giá trị gia tăng cần thiết và thu nhập từ lúa gạo, cà phê được nâng lên. Ví dụ như giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc BVTV trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, giảm sử dụng nước, hóa chất và các chi phí đầu vào khác trong sản xuất cà phê ở khu vực Tây Nguyên...

Hai là dự án VnSAT đã góp phần quan trọng giúp những sản phẩm nông sản của nông dân, HTX, doanh nghiệp sản xuất ra chuẩn chỉnh hơn, đảm bảo chất lượng hơn để có thể vượt qua những rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu yêu cầu. Đồng thời với sự hỗ trợ từ VnSAT, sản phẩm lúa gạo, cà phê cũng đã đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và thế giới. Kết hợp những yếu tốt đó, có thể nói VnSAT giúp xây dựng hình ảnh rất tốt cho ngành lúa gạo, ngành cà phê Việt Nam.

"Về thực hiện các dự án quốc tế trong thời gian tới, hiện nay Bộ NN-PTNT đang phối hợp với các địa phương chuẩn bị các dự án quốc tế mới nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo những mục tiêu, khát vọng mới. Ví dụ như mục tiêu, khát vọng về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh, mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người nông dân…".

(Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn).

 Đạt và vượt xa các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra

Đến nay, dự án VnSAT đã đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu, cụ thể về mục tiêu phát triển, chỉ số PDO1 (số người hưởng lợi từ dự án): Tổng số 966.771 người được hưởng lợi, đạt 120,8% so với mục tiêu cuối kỳ (800.000 người).

Nông dân trong vùng triển khai dự án VnSAT được tham gia, tiếp cận với nhiều hội thảo đầu bở phổ biến kỹ thuật và hạ tầng sản xuất. Ảnh: HA.

Nông dân trong vùng triển khai dự án VnSAT được tham gia, tiếp cận với nhiều hội thảo đầu bở phổ biến kỹ thuật và hạ tầng sản xuất. Ảnh: HA.

Chỉ số PDO2 (diện tích áp dụng quy trình canh tác tiên tiến): Đối với lúa gạo đã có 175.442 ha lúa áp dụng đúng quy trình canh tác bền vững, đạt 117% so với mục tiêu cuối kỳ (150.000 ha); đối với cà phê đã có 66.129 ha cà phê áp dụng đúng quy trình canh tác/tái canh cà phê bền vững, đạt 132,3% so với mục tiêu cuối kỳ (50.000 ha).

Trong khi đó, chỉ số PDO 3 (tăng lợi nhuận trên 1ha đất sản xuất của nông dân tham gia dự án so với ngoài dự án): Đối với lúa gạo, lợi nhuận bình quân/ha tăng 28,6% so với nhóm hộ ngoài dự án, nếu so với trước dự án thì lợi nhuận bình quân tăng 32% (số liệu vụ đông xuân 2020 - 2021), đạt 107% so với mục tiêu cuối kỳ là tăng 30%; đối với cà phê, lợi nhuận bình quân so sánh sau dự án và trước dự án tăng 23% (niên vụ cà phê 2020 - 2021 so với nhiên vụ cà phê 2015 - 2016), đạt 114,9% so với mục tiêu cuối kỳ là tăng 20%.

Về giảm khí phát thải nhà kính (chỉ số PDO 4): 1.492.636 tấn, đạt 149,3% so với mục tiêu cuối kỳ là 1.000.000 tấn (sử dụng công cụ EX-ACT). Về chỉ số PDO 5, kết quả đánh giá năm 2020 cho thấy, tất cả 4/4 đơn vị và 10/10 tỉnh được chọn đều có chất lượng dịch vụ công được cải thiện đáng kể so với đánh giá lần đầu (2016 - 2017), trong đó 3/4 đơn vị của Bộ NN-PTNT có mức độ cải thiện rõ rệt và đạt trên 80%, có 1 đơn vị (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) cải thiện ở mức độ thấp hơn (đạt 67%); 10/10 tỉnh đều có chất lượng DVC được cải thiện đáng kể so với lần 1 (đều đạt trên 70%, trung bình đạt 82%).

Dự án đã xây dựng được 03 khung chi tiêu công trung hạn (MTEF) cho chi thường xuyên và chi đầu tư (mục tiêu cuối kỳ là 03 MTTF); kết quả triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành đã đạt được là 07 đề án (mục tiêu cuối kỳ là 3 đề án).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (giữa) thăm cơ sở chế biến cà phê được dự án VnSAT hỗ trợ tại Tây Nguyên. Ảnh: LT.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (giữa) thăm cơ sở chế biến cà phê được dự án VnSAT hỗ trợ tại Tây Nguyên. Ảnh: LT.

Về các mục tiêu trung gian, dự án VnSAT đã đạt chỉ số trung gian A1 (tăng chất lượng sử dụng ngân sách của Bộ NN-PTNT đo lường bằng việc giảm chênh lệch giữa kế hoạch phân bổ ngân sách và thực chi ngân sách đến hết năm). Tỷ lệ giải ngân năm 2020 (gồm cả phần đầu tư và thường xuyên sau khi trừ phần tiết kiệm chi theo yêu cầu của Chính phủ) đạt khoảng 95.7%. Tỷ lệ giải ngân trên tương đương với giảm chênh là 49,9% (mục tiêu là giảm chênh 20% so với baseline chênh là 8.5). Dự kiến, hết năm 2021, các mục tiêu trung gian sẽ đạt tỷ lệ cao.

Về chỉ số trung gian A2 (xây dựng khung chi tiêu và đầu tư công trung hạn cho Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT các tỉnh, thành): Đã xây dựng 3 khung, mục tiêu cuối kỳ là 3 khung. Đạt mục tiêu đề ra; chỉ số trung gian A3 (chất lượng các bản đề án tái cơ cấu tiểu ngành của Bộ NN-PTNT được nâng cao và thực hiện có hiệu quả). Đã hoàn thành rà soát và triển khai 7 đề án, mục tiêu cuối kỳ là 3 đề án, vượt mục tiêu đề ra.

Tại các tỉnh ĐBSCL, diện tích lúa áp dụng quy trình canh tác bền vững đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu thuốc BVTV và phân bón đã có 203.992 ha lúa áp dụng đúng 2 chỉ tiêu này, so với mục tiêu cuối kỳ là 150.000 ha. Chỉ số trung gian B2 (diện tích lúa áp dụng biện pháp canh tác bền vững đánh giá thông qua 4 chỉ tiêu giảm phân, giảm nước tưới, giảm thuốc và tổn thất sau thu hoạch): Đã có 129.695 ha lúa áp dụng đồng thời đúng 4 chỉ tiêu này, so với mục tiêu cuối kỳ là 75.000 ha

Về diện tích lúa tham gia hợp đồng bao tiêu sản phẩm: Vụ hè thu 2021 đã có 61.372 ha lúa được tham gia bao tiêu sản phẩm, so với mục tiêu cuối kỳ là 50.000 ha. Về chỉ số trung gian B4 (tăng đầu tư của doanh nghiệp để tăng công xuất chế biến gạo): BIDV đã cho các doanh nghiệp vay tổng số 33,27 triệu USD, đạt 83.2% so với mục tiêu cuối kỳ (40 triệu USD).

Dự án VnSAT đã tạo bước chuyển vượt bậc cho ngành lúa gạo ĐBSCL. Ảnh: LT.

Dự án VnSAT đã tạo bước chuyển vượt bậc cho ngành lúa gạo ĐBSCL. Ảnh: LT.

Đối với diện tích cà phê áp dụng biện pháp canh tác bền vững đánh giá qua giảm thuốc BVTV và phân bón (chỉ số trung gian C1) đã đạt diện tích đang canh tác 50.721 ha, so với mục tiêu cuối kỳ là 40.000 ha; diện tích tái canh 17.046 ha, so với mục tiêu cuối kỳ là 10.000 ha; diện tích cà phê áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước (chỉ số trung gian C2) là 54.707 ha, so với mục tiêu cuối kỳ 22.000 ha; diện tích tái canh cà phê sử dụng giống xác nhận trong vùng dự án (chỉ số trung gian C3) là 21.574 ha, so với mục tiêu cuối kỳ là 7.000 ha.

Tại Tây Nguyên, VnSAT cũng đã thực hiện tổng số bản quy hoạch quản lý sản xuất cà phê theo phương pháp cảnh quan (chỉ số trung gian C4) đạt 5 (mục tiêu cuối kỳ là 5). Bộ NN-PTNT đã có quyết định số 560/QĐ-BNN-TT phê duyệt kết quả thực hiện báo cáo thí điểm thiết kế cảnh quan cà phê  bền vững; bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển cà phê cảnh quan; báo cáo chuyên đề thiết kế mô hình thí điểm cà phê cảnh quan, kèm thuyết minh các giải pháp kỹ; sơ đồ 3D  mô hình mẫu cà phê cảnh quan.

Dự án VnSAT đã hỗ trợ một số tổ chức nông dân đầu tư cơ sở hạ tầng như: Nhà kho, sân phơi và máy móc thiết bị sơ chế cà phê với mục đích để sản phẩm cà phê của các Tổ chức nông dân được nâng cao năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp. Từ đó hình thành nên chuỗi liên kết trong ngành cà phê từ sản xuất đến tiêu thụ theo hướng bền vững lâu dài.

Đến nay, hầu hết các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê vùng Dự án đều có sự liên kết với các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê như: HTX Ea Kmat - Hòa Đông (huyện Krông Păc) liên kết với Công ty TNHH DAKMAN Việt Nam; HTX Ea Tân (huyện Krông Năng) liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 (SIMEXCO); HTX Quyết Tiến (huyện Cư M’gar) liên kết với Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Đăk Lăk (INEXIM)…

(Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Lăk).

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất