| Hotline: 0983.970.780

Vốn 5 triệu, thu 150 triệu/năm

Thứ Năm 17/06/2010 , 11:17 (GMT+7)

Khi mới khởi nghiệp (năm 2004) chỉ đầu tư 5 triệu đồng khoan giếng, làm hồ, mua cá, nhưng qua 5 năm vừa học vừa làm, đến nay anh Kiệt đã có thu nhập mỗi năm 150 triệu đồng.

Triệu phú cá cảnh Võ Tuấn Kiệt
Nơi khoảng sân bộn bề những vật liệu xây dựng còn dang dở, chúng tôi ngồi tạm trên những cái ghế nhựa đủ màu trò chuyện với anh Võ Tuấn Kiệt, 52 tuổi, người nổi tiếng nuôi cá cảnh ở phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Người mà khi mới khởi nghiệp (năm 2004) chỉ đầu tư 5 triệu đồng khoan giếng, làm hồ, mua cá, nhưng qua 5 năm vừa học vừa làm, đến nay đã có thu nhập mỗi năm 150 triệu đồng.

Điều gì làm nên thành công đó? Bằng giọng trầm ấm, đậm chất Nam bộ, anh Kiệt cho chúng tôi biết:

- Trước đây khi chưa nuôi cá Dĩa kiểng này, tôi nuôi ba ba. Đang phát triển ngon lành thì đô thị hoá nên nguồn nước nuôi bị ô nhiễm mạnh, đang phân vân suy tính chuyển nghề thì đứa con trai tôi học đại học ở thành phố về nói rằng: Hay mình chuyển qua nuôi cá cảnh? Vì đã từng đi thành phố giao ba ba con cho các chủ vựa nuôi cá kiểng, tôi đồng ý liền. Sẵn có dịp thành phố thành lập câu lạc bộ nuôi cá kiểng, con tôi ghi tên và tôi trở thành Hội viên câu lạc bộ. Đó là vào giữa năm 2004. Chính những lần sinh hoạt câu lạc bộ định kì cộng với việc tầm sư học đạo đến nay từ một hồ ban đầu, gia đình tôi đã có 50 hồ cá lứa và 45 hồ cá đẻ.

Vừa đưa chúng tôi đi tham quan hồ nuôi, vừa chỉ vào những loại cá Dĩa to có nhỏ có, đủ màu sắc, anh Kiệt nói: - Nghề nào cũng có khó khăn thuận lợi của nó. Thuận lợi nhất của nghề nuôi cá kiểng là không cần diện tích lớn chỉ cần vài ba trăm m2 đất là đủ. Nó rất thích hợp cho những hộ ở chốn thị thành. Vốn liếng đầu tư ban đầu cũng không lớn. Đến nay một hồ kiếng nuôi đầu tư chỉ tốn khoảng 400 ngàn đồng. Nhưng cái khó là phải có nguồn nước sạch, mềm. Quá trình nuôi phải đặc biệt để mắt đến nó. Vì nuôi cá kiểng cũng như nuôi con nít vậy. Sơ sẩy một chút là tiêu. Các bệnh về đường ruột, kí sinh ở mang cá là thường gặp nhất. Có bệnh thì phải trị. Tuy nhiên nếu dùng thuốc đặc trị thì quá mắc mà nếu lạm dụng lại không tốt, hiệu quả kinh tế không cao. Phải kết hợp thuốc này với thuốc khác, cốt sao cho cá hết bệnh mà chi phí không lớn. Cái này thì nghề dạy nghề. Một khó khăn thường gặp là kĩ thuật ép cá đẻ. Có người ép không được, không những một lần mà đến vài ba lần. Nếu ép cá đẻ được 70 đến 80% là tốt lắm rồi.

- Nhưng còn tiêu thụ thì sao? Tôi hỏi.

- Đến nay nguồn cá Dĩa kiểng cung không đủ cầu. Tôi hiện có 45 hồ cá đẻ, 50 hồ cá lứa, nhưng có lúc vẫn “cháy hàng”. Bạn hàng của tôi phần lớn ở Hà Nội, Hải Phòng. Người phụ tôi đắc lực trong tiêu thụ là thằng con trai Võ Tuấn Kiệt. Nó học xong khoa kinh tế ở trường đại học, hiện đang làm việc tại một công ty của Nhật ở khu Công nghiệp Mĩ Phước. Hàng ngày những khi không làm việc nó lang thang trên mạng tìm kiếm đối tác, tài liệu hướng dẫn kĩ thuật, nuôi cá và khách hàng. Mua bán qua mạng nên dù đã 4, 5 năm mà chúng tôi vẫn chưa gặp mặt nhau. Tuy không gặp, nhưng chữ tín trong làm ăn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

- Chắc anh đang tính mở rộng hồ nuôi chứ?

Anh Kiệt cười hiền rồi rổn rảng đáp:

- Hiện tôi đang lo xây nhà. Mình đã có tuổi rồi. An cư mới lạc nghiệp. Tuy vốn làm nhà không lớn, khoảng trên dưới 500 triệu đồng, nhưng đó là cả một sự cố gắng của cha mẹ và con cái. Từ việc nuôi cá mà vợ chồng tôi nuôi hai đứa con một trai một gái đều học xong đại học, có việc làm ổn định. Vậy là phúc lắm rồi. Chừng nào xây nhà xong tôi sẽ mở rộng thêm 5 đến 10 hồ vừa nuôi cá đẻ vừa nuôi cá lứa…

Chia tay anh Kiệt giữa trưa mùa khô nắng đổ lửa, nhưng lòng chúng tôi như mát lại khi nghĩ đến từ mô hình này sẽ có thêm nhiều hộ nuôi cá cảnh.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm