| Hotline: 0983.970.780

Vụ nhập tôm hùm ngoại lai: Tôm sẽ cắn phá các công trình công cộng

Thứ Ba 10/08/2010 , 08:30 (GMT+7)

Với tập tính đào hang, vì thế nếu thả nuôi đại trà, quần đàn phát triển nhanh thì tôm hùm nhập ngoại có thể đe dọa các công trình công cộng...

TS Lý Thị Thanh Loan, GĐ TT Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam bộ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho biết: Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) có môi trường sống rất rộng kể cả ở nước ngọt: Dòng sông nơi có lưu tốc nước chậm, các đầm lầy, nước tù, đất ngập nước, trong lòng đất (đào hang).

>> Sóc Trăng: Nhập tôm hùm ngoại lai, nguy cơ không kém... rùa tai đỏ

Thân tôm hùm màu đỏ sẫm, tốc độ tăng trưởng nhanh (hơn 50g trong khoảng 3- 5 tháng), chúng có hai càng to dùng để đào hang đẻ trứng, trú đông, tranh giành thức ăn, đấu tranh sinh tồn. Vòng đời ngắn, sinh sản nhanh, có thể di chuyển trên cạn, việc này giúp cho chúng dễ phân bố rộng.

Với tập tính đào hang, vì thế nếu thả nuôi đại trà, quần đàn phát triển nhanh thì tôm hùm nhập ngoại có thể đe dọa các công trình công cộng như kênh mương, hệ thống thủy lợi, bờ sông…Là loài rộng nhiệt (>10 -22 độ C và đến > 30 độ C), phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm áp, chịu được hàm lượng oxy hòa tan thấp và nhiệt độ cao nên việc du nhập tôm hùm sẽ đặt ra những mối nguy như: làm biến đổi hoặc ảnh hưởng đến hệ sinh thái các thủy vực chúng sinh sống vì sẽ cạnh tranh với các loài tôm bản địa, làm suy giảm các loài tôm càng xanh do cạnh tranh thức ăn và đồng thời cũng là một vector truyền bệnh, du nhập những bệnh virus lạ mà các loài tôm bản địa chưa phát hiện.

Nếu ở ĐBSCL nuôi loài tôm hùm này đại trà, tự phát có thể hậu quả sẽ khó lường, làm giảm mật độ hoặc biến mất các loài tôm càng xanh bản địa là điều khó tránh khỏi. Có thể sẽ xảy ra hiện tượng “ốc bươu vàng” thứ 2. Còn nói về giá trị dinh dưỡng thì đây là giống tôm có tỷ lệ thịt ít, chủ yếu là vỏ, mặc dù vỏ các loài tôm có nhiều kitin (chitine) có thể chiết xuất dùng trong công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm nhưng cũng cần cân nhắc để tránh ô nhiễm môi trường.

An Giang: Đem rùa tai đỏ lên núi phóng sinh

Nhiều ngày nay, tại hồ Thủy Liêm thuộc khu du lịch Lâm viên núi Cấm thuộc (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) xuất hiện rùa tai đỏ. Anh Nguyễn Minh Vương, Trưởng nhóm điều hành xe du lịch núi Cấm cho biết đã thấy rùa tai đỏ xuất hiện trong hồ Thủy Liêm khoảng 3- 4 tháng nay do du khách khắp nơi đến hành hương thả phóng sinh xuống hồ. Khi du khách thả thức ăn xuống cho cá thì rùa tai đỏ cũng bò ra ăn. Ngành chức năng An Giang đang tìm cách xử lý các con rùa này và thông báo đến người dân không được mua bán, phóng sinh rùa tai đỏ.

Lê Hoàng Vũ

 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.