| Hotline: 0983.970.780

Vụ xác heo chết vứt ra môi trường ở Khánh Hòa: Khả năng heo nơi khác vận chuyển tới

Thứ Tư 06/03/2019 , 11:37 (GMT+7)

Liên quan vụ heo chết vứt ra môi trường ở Khánh Hòa, sáng 5/3, PV NNVN đã trở lại hiện trường để ghi nhận thông tin từ địa phương và người dân.

Tuy nhiên chúng tôi không phát hiện dấu hiệu tại các địa phương đang xảy ra dịch hay heo ôm, chết bất thường.

14-17-59_1
Số heo chết được tìm thấy tại hồ Suối Dầu đã được tiêu hủy

Nhận định các địa phương cho rằng, khả năng số heo vứt ra môi trường này đã được vận chuyển từ nơi khác đến.

Chúng tôi xin được nhắc lại, tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, trước đó sáng 3/3 cơ quan chức năng đã phát hiện 18 xác heo chết trương sình tại hồ chứa nước Suối Dầu, nằm trên địa bàn thôn Đồng Cau.

Sau đó, chính quyền địa phương đã phối hợp cơ quan thú y tiến hành tiêu hủy, chôn lấp, tiêu độc, khử trùng theo quy định. Đồng thời thực hiện chỉ đạo cấp trên, xã đã rà soát toàn bộ các trang trại, hộ chăn nuôi heo, các lò giết mổ, thậm chí các xe vận chuyển heo hằng ngày trên 4 thôn: Cây Xoài, Đồng Cau, Dầu Sơn và Vĩnh Phú, để kiểm tra có dấu hiệu gì bất thường liên quan đến các xác heo nêu trên.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Ngọc Khuê, Chủ tịch UBND xã Suối Tân, qua rà soát toàn bộ đàn heo trên địa bàn khoảng 2.700 con thì không phát hiện có dấu hiệu dịch bệnh, cũng như hao hụt đàn.

Đối với các lò giết mổ cũng vậy, luôn có sự giám cán bộ kiểm dịch hằng ngày và không phát hiện tình trạng heo ốm hay chết được vận chuyển tới giết mổ. Còn các xe vận chuyển heo trên địa bàn, hầu như đã rà soát, có tải trọng nhỏ dưới 1 tấn. Nên việc vận chuyển 18 con heo, có tải trọng từ 50 kg trở lên là không thể.

“Cho nên khả năng số heo này được vận chuyển từ nơi khác đến và lưu thông trên QL 1. Do lo sợ bị phát hiện khi qua trạm kiểm soát giao thông ở Cam Hòa nên đã họ đổ heo trên địa bàn vào lúc đêm khuya nên không ai phát hiện”, ông Khuê nói.

PV tiếp tục trở lại hiện trường để truy tìm manh mối. Con đường “độc đạo” bằng bê tông xuất phát từ QL1 vào hồ Suối Dầu hơn 3 km, khá vắng vẻ dân cư. Hỏi thăm người dân sống gần hồ và hai bên đường nhưng chẳng ai biết số heo này có nguồn gốc từ đâu và được vận chuyển như thế nào. Nhưng chắc chẵn đã được vận chuyển vào đêm khuya. Họ cũng khẳng định trên địa bàn hiện chưa có tình trạng heo bị dịch hay ốm chết.

Ghé vào hộ chăn nuôi heo của gia đình bà Nguyễn Thị Thố, thôn Đồng Cau- cách hồ Suối Dầu hơn 100m. Hiện gia đình này đang nuôi khoảng 100 con, trong đó 10 con heo nái, đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Nói về hành động việc người nào đó vứt heo chết bừa bãi ra môi trường, bà Thố bức xúc, làm ảnh hưởng người chăn nuôi và môi trường. Bà cũng khẳng định, người nuôi heo ở đây cũng không làm thế. Còn nếu gia đình biết ai vận chuyển số heo này vứt ở đây, thì gia đình đã ngăn chặn và báo cáo chính quyền ngay.

14-17-59_3
Bà Thố cho biết, trên địa bàn không hề có xảy ra dịch bệnh

Còn tại xã Cam Hiệp Bắc, nơi cơ quan phát hiện khoảng 20 con heo chết mắc kẹt dưới cống nước tại kênh chính nam hồ chứa nước Cam Ranh, PV cũng không ghi nhận tình trạng heo dịch bệnh nên tẩu tán và bán tháo.

Một người dân địa phương này cũng khẳng định: Số heo này nơi khác vận chuyển tới, chứ địa phương làm gì có heo chết. Còn nếu heo có chết vì dịch bệnh thì bà con báo chính quyền để xem xét để có phương án hỗ trợ, chứ ai làm thế.

Liên lạc với ông Lê Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, cho biết, hiện số xác heo vứt ra môi trường vẫn chưa xác định nguồn gốc. “Từ hôm qua đến nay, chính quyền các địa phương, cùng thú ý huyện, tỉnh và cả thú ý vùng từ Đà Nẵng vào đi kiểm tra, rà soát các vùng chăn nuôi heo, tuy nhiên chưa phát gì bất thường. Bây giờ đang chờ kết quả của công an điều tra, làm rõ”, ông Thắng nói.

Thiết nghĩ, trong tình hình DTLCP đang diễn biến hết phức tạp tại các tỉnh phía Bắc. Hành động vứt hàng chục heo chết xuống kênh mương, lòng hồ nước thật sự lên án cho những ai vô ý thức. Vì việc này vô tình dễ dẫn đến nguy cơ lây lan phòng chống dịch bệnh và ảnh hưởng môi trường xung quanh.

 

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trách nhiệm trong sản xuất cà phê

Chủ động quản lý và giảm tần suất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học trong sản xuất cà phê sẽ giúp tăng chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.