| Hotline: 0983.970.780

Vườn cam VietGAP tiền tỷ cho thu hoạch quanh năm

Thứ Hai 15/02/2021 , 18:16 (GMT+7)

Là công chức nhà nước, nhưng anh Nguyễn Đức Thủy ở Hòa Bình vẫn tranh thủ trồng được 10ha cam VietGAP, lợi nhuận 1,1 - 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Thăm các mô hình trồng cam VietGAP ở tỉnh Hòa Bình, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng khi biết anh Nguyễn Đức Thủy là công chức nhà nước ở thị trấn Cao Phong, nhưng vẫn tranh thủ trồng được hơn 10ha cam các loại, giá trị sản lượng thu hoạch đạt 18 tỷ đồng, lợi nhuận 1 -1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Chủ trang trại cam VietGAP Nguyễn Đức Thủy. Ảnh: Hải Tiến.

Chủ trang trại cam VietGAP Nguyễn Đức Thủy. Ảnh: Hải Tiến.

Thấy khách thăm nghi hoặc về diện tích và sản lượng, anh Thủy nói ngay: "Làm bằng cái đầu là chính bác ạ! Cái gì không kham nổi đưa máy móc vào, còn thiếu đâu thuê mướn thêm lao động. Ví như tưới nước có hệ thống phun mưa tự động, dọn vườn có máy cắt cỏ cầm tay, phòng trừ sâu bệnh cũng vậy, có máy phun xịt thuốc."

Cũng theo anh Thủy, khâu bán hàng của anh cũng có thương lái đến mua cam tại vườn. Các khâu như dự báo sâu bệnh hại cây trồng, anh tranh thủ thời gian sớm tối, kết hợp với thông báo định kỳ 7 ngày/lần từ các ngành chuyên môn của tỉnh. Riêng khâu thu hoạch và bón phân, thuê lao động ở miền núi giá cũng không đắt lắm.

Khi được hỏi dựa vào đâu mà có diện tích trồng cam lớn như vậy? Anh cho biết, cơ bản là anh nhận khoán lại đất canh tác từ Nông trường cam Cao Phong. Theo anh Thủy, ở huyện Cao Phong này, số người có diện tích cam lớn như anh Thủy cũng có tới vài chục hộ, những hộ tối thiểu cũng phải làm từ 2-3ha trở lên.

Nếm thử ngẫu nhiên vài trái cam trên vườn, anh bạn cùng đoàn đi với tôi đã không ngớt lời khen ngợi, bởi trong thâm tâm cứ nghĩ cam Cao Phong ăn rôn rốt, không ngờ lại ngon, ngọt chẳng kém cam Văn Giang, Hưng Yên.

Giống cam này có thể cho thu quả tới tháng 4 Dương lịch. Ảnh: Hải Tiến.

Giống cam này có thể cho thu quả tới tháng 4 Dương lịch. Ảnh: Hải Tiến.

Theo anh Dương Ngọc Tú, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình, cam Cao Phong có vị rôn rốt là do thu hoạch sớm khi quả chưa chín hoàn toàn, hoặc cá biệt một vài nhà vườn nào đó, chăm bón không cân đối, ít sử dụng phân hữu cơ vi sinh, không thúc thêm siêu kali qua lá trước thu quả 1 tháng. Còn những vườn thâm canh theo VietGAP, chất lượng đều tương đương cam Văn Giang. Vì đất ở đây có tầng canh tác dày, thoát nước nhanh, có nhiều vi lượng không thể thay thế bởi các nguyên tố nhân tạo, đặc biệt là mật độ cam trồng khá thưa.

Quan sát thực tế trên vườn, chúng tôi thấy, sản lượng cam của gia đình anh Thủy sẽ cho thu hoạch tới cuối tháng 4 dương lịch. Vì ngay khi kiến thiết cơ bản, anh Thủy đã cơ cấu giống trồng cho thu quả rải vụ như: Vụ thu hoạch sớm (đầu tháng 8-10) trồng giống cam CT36. Chính vụ (tháng 11-2) có giống cam CS1 (lòng vàng) và cam đường canh. Vụ muộn (thu quả tháng 2-4) có giống V2. Trong đó, cam V2 của anh đã được UBND tỉnh Hòa Bình cấp chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Theo đó hầu hết lượng cam VietGAP nêu trên đều được Saigon Co.op bao tiêu.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất