| Hotline: 0983.970.780

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập nỗ lực bảo vệ rừng

Thứ Năm 06/12/2012 , 10:55 (GMT+7)

VQG Bù Gia Mập (Bình Phước) được thành lập từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha...

Trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Nguyễn Đại Phú

VQG Bù Gia Mập (Bình Phước) được thành lập từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, trong đó 21.376 ha rừng tự nhiên, bao gồm 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm VQG có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Đăk Nông.

Đây vừa là nơi bảo tồn nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật phong phú đặc trưng cho miền Đông Nam bộ, đồng thời vừa là rừng phòng hộ đầu nguồn cho những hồ chứa nước của thủy điện Thác Mơ và thủy điện Cần Ðơn. Ngoài ra, đây còn là nơi phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm của VQG Bù Gia Mập. Khi mới thành lập là thời kỳ khó khăn nhất của BQL vườn, quân số ít, tư tưởng của một số CBCNV không an tâm công tác, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, phương tiện giao thông khó khăn ảnh hưởng đến công tác tuần tra, bộ máy quản lý còn thiếu kinh nghiệm...

Trong khi đó lâm tặc đã quen "nếp" cũ với nhiều âm mưu, thủ đoạn để đe dọa, tấn công vào bộ máy của vườn. Mặc dù khó khăn là vậy, song được sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự giác ngộ của cộng đồng dân cư vùng đệm và sự quyết tâm của CBCNV nên từ năm 2005 đến nay rừng của vườn đã được bảo vệ hữu hiệu.

Ngoài 10 trạm kiểm lâm với 59 cán bộ kiểm lâm viên, thì BQL VQG Bù Gia Mập còn nhận khoán các cộng đồng dân cư bảo vệ rừng. Hiện có 13 cộng đồng đơn vị đóng chốt trong lâm phần với gần 300 lao động đại diện cho các hộ gia đình luân phiên thường trực bảo vệ và PCCCR. Hàng quý BQL kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng, thưởng phạt nghiêm minh. Vì vậy, các cộng đồng dân cư đã thi đua bảo vệ rừng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như cộng đồng thôn 3 xã Đăk Ơ; thôn 8 xã Bù Gia Mập; cộng đồng Bon Bu Răng I xã Quảng Trực (Đăk Nông).

Nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã triệt tiêu 100% trên toàn lâm phần vườn; nạn cháy rừng đã được ngăn ngừa tối đa, trong 10 năm chỉ có 2 vụ cháy rừng xảy ra với diện tích 1,5 ha nhưng không thiệt hại đến rừng. Nạn khai thác vận chuyển lâm sản, săn bắn thú rừng đã giảm theo từng năm, năm sau thấp hơn năm trước cả về quy mô và số lượng. Đã phát hiện và xử lý là 983 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu hàng ngàn tang vật, phạt tiền vi phạm hành chính gần 500 triệu đồng.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập VQG Bù Gia Mập ngày 28/11/2012, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Phước, Nguyễn Văn Lợi đã đánh giá cao những nỗ lực của vườn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và khu vực.

Ông Lợi đề nghị BQL vườn quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục người dân tham gia bảo vệ, PCCCR; thu hút thêm các cộng đồng nhận khoán, hướng dẫn chỉ đạo họ trở thành lực lượng đông đảo đoàn kết sẵn sàng bảo vệ rừng.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị vũ trang, các hạt kiểm lâm và BQL rừng trong vùng đệm xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ rừng và PCCCR chặt chẽ... Nhân dịp này, ông Nguyễn Đại Phú, Giám đốc VQG Bù Gia Mập đã nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Mở rộng nuôi tôm sú 2 giai đoạn vùng ven biển miền Trung

Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn có nhiều triển vọng mở rộng nhằm thay thế hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống tại các tỉnh ven biển miền Trung.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.