| Hotline: 0983.970.780

Vườn Quốc gia Cát Bà phối hợp Chi cục Kiểm lâm vùng I bảo vệ rừng

Thứ Tư 17/05/2023 , 09:38 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Đây là dấu mốc quan trọng giữa 2 đơn vị để thực hiện tốt hơn việc quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ các loài chim, di cư, hoang dã ở Cát Bà.

Cán bộ, lãnh đạo 2 đơn vị nghiên cứu kế hoạch tuần tra, phối hợp. Ảnh: Đinh Mười.

Cán bộ, lãnh đạo 2 đơn vị nghiên cứu kế hoạch tuần tra, phối hợp. Ảnh: Đinh Mười.

Tăng hiệu quả bảo vệ rừng và chim di cư

Ngày 16/5, Chi cục Kiểm lâm vùng I đã ký kết quy chế phối hợp với Vườn Quốc gia Cát Bà liên quan đến công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và tuyên truyền phổ biến pháp luật về lâm nghiệp.

Mục đích của quy chế phối hợp nhằm hỗ trợ Vườn Quốc gia Cát Bà trong việc theo dõi, cập nhật diễn biến rừng như cung cấp thông tin cảnh báo cháy rừng, tăng cường phối hợp lực lượng, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng. Từ đó, chủ động ứng phó nhằm kiểm soát nguy cơ cháy rừng trên địa bàn Vườn Quốc gia Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.

Bên cạnh đó, 2 đơn vị cũng mong muốn thông qua quy chế sẽ giúp nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa các bên trong tuần tra, nắm tình hình công tác bảo vệ rừng, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Đồng thời phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về lâm nghiệp cho người dân sống trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Bà.

Ông Trần Văn Triển - Chi cục trưởng Kiểm lâm vùng I. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Trần Văn Triển - Chi cục trưởng Kiểm lâm vùng I. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Trần Văn Triển - Chi cục trưởng Kiểm lâm vùng I cho biết, Vườn Quốc gia Cát Bà có hệ sinh thái đa dạng, trong đó có hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới biển.

Điều đặc biệt, Vườn Quốc gia Cát Bà có điều kiện ngập địa với các loại thực vật trên núi đá, trạng thái rừng thường là cây gỗ nhỏ, thấp. Đây là nguồn vật liệu rất dễ gây cháy và nếu xảy ra việc cháy rừng thì điều kiện để xử lý hiện trường rất khó khăn, hạn chế. Do vậy, mong muốn của hai bên khi ký quy chế phối hợp là cảnh báo sớm nguy cơ cháy rừng, hỗ trợ nhau thiết bị, phương tiện chữa cháy và con người tham gia chữa cháy rừng. Mặt khác, Chi cục sẽ hỗ trợ Vườn Quốc gia Cát Bà thực hiện tốt hơn Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư.

Hiện nay, vùng sinh quyển Cát Bà là nơi tập trung rất nhiều loài chim, với 200 loài, trong đó có một số loài hoang dã đang ở mức độ đe dọa rất cao. Qua quá trình hoạt động nghiệp vụ, Chi cục Kiểm lâm vùng I phát hiện các hành vi săn bắt, đặt bẫy các loài chim hoang dã vẫn còn lén lút xảy ra. Do đó, việc ký kết quy chế phối hợp giữa 2 bên sẽ giúp tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát và ngăn chặn, xử lý cơ bản triệt để các hành vi săn bắt các loài chim hoang dã, di cư. Đặc  biệt vào giai đoạn trọng điểm, từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

“Vườn Quốc gia Cát Bà lưu giữ hơn 1.500 loài thực vật khác nhau, trong đó có những loài đặc hữu. Chúng ta đều có trách nhiệm gìn giữ hệ sinh thái này. Trên cơ sở quy chế này, chúng tôi sẽ có những biện pháp hành động cụ thể trong từng chuyến công tác và trong từng đợt phối hợp để giám sát sự thay đổi, tăng giảm trạng thái rừng hàng năm. Giúp cho vườn, giúp cho chủ rừng giám sát tốt tài nguyên, đánh giá đúng thực trạng kho tài nguyên vô cùng quý giá. Đặc biệt là trong việc ngăn chặn nạn săn bắt chim di cư, các loài chim hoang dã”, ông Triển cho hay.

Lãnh đạo 2 đơn vị kỳ kết quy chế phối hợp. Ảnh: Đinh Mười.

Lãnh đạo 2 đơn vị kỳ kết quy chế phối hợp. Ảnh: Đinh Mười.

Hỗ trợ từ phương tiện đến con người

Cũng theo ông Triển, đặc điểm Vườn Quốc gia Cát Bà là xen lẫn hệ sinh thái vừa dưới nước và trên cạn. Chính vì vậy, việc tuần tra sẽ là nhiệm vụ khó khăn. Khi xảy ra các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, các hành vi săn bẫy, bắt chim hoang dã, di cư, rồi khi xảy ra cháy rừng,… Điều kiện tiếp cận hiện trường và ngăn chặn xử lý sẽ khó khăn.

Sau khi kí kết quy chế phối hợp, Chi cục Kiểm lâm Vùng I cử công chức có chuyên môn nghiệp vụ phối hợp, hỗ trợ Vườn Quốc gia Cát Bà trong việc hoàn thiện hồ sơ theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng hàng năm. Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm Vùng I thường xuyên cung cấp thông tin cảnh báo về cháy rừng, tăng cường phương tiện, thiết bị, nhân lực hỗ trợ Vườn Quốc gia Cát Bà, nhằm chủ động sẵn sàng, kiểm soát, phòng và tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn Vườn Quốc gia Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, nhất là trong thời kỳ cao điểm về cháy rừng.

Hai bên sẽ phối hợp lực lượng tổ chức tuần tra rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi phá rừng, lấn, chiếm rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; các hành vi săn, bắt, bẫy tại các khu vực trọng điểm nơi cư trú của các loài chim hoang dã, di cư và các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng; thực hiện kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp khi có tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Vườn quốc gia Cát Bà có cả rừng, cả biển. Ảnh: Huy Cầm.

Vườn quốc gia Cát Bà có cả rừng, cả biển. Ảnh: Huy Cầm.

Đồng thời sẽ phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân sống gần rừng về các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về Lâm nghiệp…, thông qua các hình thức tuyên truyền, như: tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi, họp dân.

Về lực lượng, phương tiện, Chi cục Kiểm lâm Vùng I bố trí cán bộ, phối hợp với Vườn Quốc gia Cát Bà thực hiện công tác theo dõi, cập nhật diễn biến rừng hàng năm. “Tôi rất kỳ vọng, từ quy chế này, chúng ta có những hành động, có những giải pháp để bàn bạc, thống nhất trong vấn đề tuần tra trên biển để thực hiện tiếp cận hiện trường khi xảy ra sự việc cũng như thực hiện tốt hơn việc bảo vệ rừng, bảo vệ các loài chim di cư, chim hoang dã, bảo vệ hệ sinh thái Vườn Quốc gia Cát Bà”, ông Triển chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thịu - Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà cho biết: “Việc ký kết quy chế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm vùng I chúng tôi đã mong muốn rất lâu rồi. Bởi vì thời gian vừa qua, tại vườn quốc gia Cát Bà có nhiều sự việc diễn ra, đặc biệt vào năm 2019, 2020, xảy ra nạn bẫy chim di cư mà việc xử lý vấn đề này có nhiều hạn chế do chức năng của vườn. Do vậy, chúng tôi muốn ký quy chế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm vùng I, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao hiệu quả xử lý công việc.

Chi cục Kiểm lâm vùng I là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, sẽ giúp cho vườn quốc gia Cát Bà nâng cao công tác phòng cháy chữa cháy rừng, biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng và cảnh báo phòng cháy chữa cháy rừng. Mặt khác, sẽ tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp với người dân trên quần đảo Cát Bà nói riêng và du khách đến với quần đảo Cát Bà nói chung, nhận thức được quy định của pháp luật để nhận thức, bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn”.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.