| Hotline: 0983.970.780

Vướng mắc dịch vụ môi trường rừng

Thứ Năm 21/08/2014 , 10:10 (GMT+7)

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là một vấn đề khá mới, không chỉ đối với Việt Nam mà cả thế giới. Trong khu vực châu Á, Việt Nam là nước đầu tiên thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Trong quá trình triển khai chi trả DVMTR còn nhiều khó khăn, vướng mắc cả về cơ chế, chính sách và kinh nghiệm thực tế. Một trong những vấn đề được quan tâm là xác định người cung cấp dịch vụ và người sử dụng DVMTR.

Về bản chất, chi trả DVMTR là quan hệ mua bán giữa người cung cấp DVMTR và người sử dụng DVMTR, nhưng trong một số trường hợp, hai đối tượng này lại không được xác định rõ ràng.

Đối với các nhà máy thủy điện và nước sạch, được quy định tại tại Nghị định 99 là bên sử dụng DVMTR, là đối tượng phải chi trả. Tuy nhiên, trên thực tế thì những đơn vị này chỉ đóng vai trò trung gian. DVMTR rất ít hoặc hầu như không có tác động đến tình hình tài chính của họ.

Theo quy định của Nghị định 99, tiền chi trả DVMTR là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng DVMTR và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản nộp khác theo pháp luật. Mức chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với các cơ sở SX thủy điện là 20 đồng/kwh điện thương phẩm; đối với các cơ sở SX và cung cấp nước sạch là 40 đồng/m3 nước thương phẩm.

Như vậy, tiền DVMTR cuối cùng được chuyển đến những người sử dụng điện, nước hàng ngày. Hay nói cách khác, chính những người dân và người sử dụng điện, nước; trong đó có cả những người dân cung cấp DVMTR mới là người mua DVMTR thực sự. Và các nhà máy thủy điện chỉ là đơn vị trung gian, thu hộ người bán DVMTR.

Việc cân đối giữa quyền lợi, nghĩa vụ của người bán, người mua trong chi trả DVMTR là vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện và hoàn thiện chính sách.

Nước là nguyên liệu đầu vào của thủy điện và nước sạch, công ty cung cấp nước sạch và cơ sở SX thủy điện nhận được lợi ích từ việc bảo vệ rừng và các DVMTR ở vùng rừng đầu nguồn, đặc biệt là dịch vụ chống bồi lắng lòng hồ nên các nhà máy thủy điện cũng phải chi trả cho những DVMTR này như một phần chi phí kinh doanh, chứ không chỉ là đơn vị trung gian.

Một ví dụ cho thấy, lợi ích của nhà máy thủy điện phụ thuộc rất nhiều vào việc giữ rừng của người dân. Tại Sơn La, tất cả các hồ chứa và kênh dẫn nước của nhà máy thủy điện Sơn La phải nạo vét 3 lần/năm do bồi lắng làm giảm khả năng chứa nước của hồ.

Hồ thủy điện A Vương (Quảng Nam) có dung tích 343,55 triệu m3 nước, nhưng sau bồi lắng, dung tích hữu ích chỉ còn 266 triệu m3.

Mỗi năm nhà máy thủy điện này phát ra khoảng 1 tỷ/kwh điện thương phẩm, tương đương với khoảng 1 tỷ m3 nước. Vậy khoảng 700 triệu m3 nước mà họ sử dụng là từ rừng, là do sự điều tiết của rừng. Như vậy, nhà máy thủy điện cũng hưởng lợi từ môi trường rừng, chứ không chỉ có người dân sử dụng điện.

Đối với hoạt động hưởng lợi từ dịch vụ du lịch, người sử dụng DVMTR và người cung cấp dịch vụ cũng chưa được xác định rõ ràng.

Một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR, họ vừa đóng vai trò là người bán, cung cấp vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học, nhưng cũng đồng thời là đơn vị kinh doanh, hưởng lợi từ các dịch vụ kinh doanh du lịch, nghĩa là người mua DVMTR. Trong một trường hợp khác, họ cũng là đơn vị trung gian điều phối tiền đến người dân ký hợp đồng thuê khoán bảo vệ rừng và được hưởng 10% chi phí quản lý.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.