| Hotline: 0983.970.780

Vượt 'gió ngược', Vinamilk khôi phục thị phần nội địa

Thứ Tư 01/11/2023 , 06:29 (GMT+7)

Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa công bố tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất Quý III/2023 đạt lần lượt 15.681 tỷ đồng và 2.533 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 44.848 tỷ đồng và 6.669 tỷ đồng, hoàn thành 71% và 77% kế hoạch năm.

Vinamilk vượt “gió ngược” để tăng trưởng thị phần

Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi tình hình chung của ngành FMCG và ngành sữa. Theo AC Nielsen, ngành hàng tiêu dùng nhanh kết thúc Quý III/2023 với mức giảm 2% về giá trị so với cùng kỳ 2022 do tăng trưởng sức mua hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chậm lại. Toàn ngành sữa cũng ghi nhận giảm 4%. Dẫu vậy, kết quả hoạt động của Vinamilk vẫn tốt hơn so với toàn ngành, nhờ đó, thị phần tiếp tục được khôi phục.

Sữa đặc Ông Thọ của Vinamilk được bán tại hệ thống siêu thị và chợ ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Sữa đặc Ông Thọ của Vinamilk được bán tại hệ thống siêu thị và chợ ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Từ đầu Quý III/2023, Vinamilk cũng triển khai các chiến dịch marketing nhằm gia tăng nhận diện truyền thông cho các sản phẩm. Hàng loạt các sản phẩm sữa nước được “thay áo” để lan tỏa hiệu ứng tái định vị thương hiệu. Trong các quý tiếp theo, công ty sẽ tiếp tục giới thiệu bao bì mới cho các ngành hàng còn lại và dự kiến hoàn thành việc thay đổi bao bì vào giữa năm 2024.

Các hoạt động marketing nổi bật đã mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho nhiều nhãn hàng. Điển hình, doanh thu 9 tháng của sữa Ông Thọ và sữa bột người lớn Sure Prevent ghi nhận tăng trưởng lũy kế 9 tháng gần 2 chữ số, doanh số Quý III/2023 của sữa Super Nut 9 loại hạt và sữa tươi Green Farm tăng lần lượt gần gấp 3 lần và 2 lần so với cùng kỳ 2022.

Các kênh phân phối chính cũng duy trì ổn định trong Quý III/2023. Vinamilk vừa ra mắt giao diện mua hàng trực tuyến mới trong dự án tái định thương hiệu, liên kết với chuỗi cửa hàng để đẩy mạnh các chương trình kích cầu, khuyến khích người tiêu dùng tiếp cận, tăng trải nghiệm mua hàng. Tính đến cuối Quý III/2023, Công ty đang vận hành 657 cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt, tăng 11 cửa hàng so với đầu năm.

Các thị trường nước ngoài đóng góp doanh thu thuần 2.384 tỷ đồng trong Quý III/2023 và 7.218 tỷ đồng lũy kế 9 tháng, ghi nhận điểm nhấn ở mảng xuất khẩu tăng 5% nhờ sự phục hồi tích cực từ một số thị trường có tình hình chính trị ổn định hơn so với 6 tháng đầu năm, cùng với sự ổn định tại thị trường Trung Đông và Đông Nam Á. Một tín hiệu khả quan khác đến từ Trung Quốc, sau khi Vinamilk ký thỏa thuận hợp tác với hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tỷ dân này.

Ngoài ra, chi nhánh nước ngoài AngkorMilk tại Campuchia tiếp tục tăng trưởng gần 10% và chi nhánh Driftwood tại Hoa Kỳ duy trì ở mức nền cao của cùng kỳ.

Biên lợi nhuận gộp hợp nhất Quý III/2023 đạt 41,9%, mở rộng lần lượt 243 điểm cơ bản so với cùng kỳ 2022, đánh dấu mức tăng trưởng so với cùng kỳ mạnh nhất kể từ sau Covid-19 (Quý IV/2021).

Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất Quý III/2023 đạt 2.533 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ 2022 và đạt mức cao nhất kể từ sau Quý III/2021. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 6.669 tỷ đồng, lên mức tương đương cùng kỳ và hoàn thành 77% kế hoạch năm.

Tại ngày 30/09/2023, số dư tiền ròng duy trì ở mức cao. Ngoài ra, tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh trên lợi nhuận sau thuế trượt 12 tháng tính đến 30/09/2022 tiếp tục đạt 1,1x, đảm bảo chất lượng lợi nhuận của Vinamilk.

Khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên bản đồ về phát triển bền vững của ngành sữa

Tháng 8/2023, Vinamilk cùng Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thực hiện dự án khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn tại điểm cuối cùng cực Nam Tổ quốc. Với lượng hấp thụ dự kiến lên đến 62.000 đến 73.000 tấn CO2e, đây là một hoạt động của nhân viên Vinamilk nằm trong dự án lớn mang tên “CÁNH RỪNG NET ZERO VINAMILK” với nỗ lực hình thành những mảng xanh giúp hấp thụ khí carbon, tiến gần đến mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh.

Khu vực khoanh nuôi tái sinh rừng ngập mặn có diện tích 25ha do Vinamilk, Gaia chung tay thực hiện tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Khu vực khoanh nuôi tái sinh rừng ngập mặn có diện tích 25ha do Vinamilk, Gaia chung tay thực hiện tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Trước đó, doanh nghiệp này cũng phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Hoạt động trồng cây hướng đến Net Zero kéo dài trong 5 năm (2023 – 2027) và công bố 2 đơn vị (Nhà máy và Trang trại) đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014 vào Quý II/2023.

Những nỗ lực về phát triển bền vững của Vinamilk đã được các tổ chức chuyên môn ghi nhận. Theo Brand Finance, Vinamilk dẫn đầu Top 10 thương hiệu có tính bền vững cao nhất Việt Nam và là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu, vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.

Giá trị thương hiệu của Vinamilk đã thăng hạng lên mốc 3 tỷ USD.

Giá trị thương hiệu của Vinamilk đã thăng hạng lên mốc 3 tỷ USD.

Giá trị thương hiệu thăng hạng lên mốc 3 tỷ USD giúp Vinamilk duy trì Vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu của ngành sữa. Mới đây, Vinamilk cũng được xác nhận là Thương hiệu thực phẩm giá trị nhất Đông Nam Á. Có thể thấy, bên cạnh giá trị và sức mạnh, yếu tố “phát triển bền vững” của thương hiệu là điểm nổi bật đang được đẩy mạnh trên phạm vi quốc tế và cũng là thước đo về một doanh nghiệp bền vững, dài hạn.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm