| Hotline: 0983.970.780

Xác định nguyên nhân sâm Ngọc Linh chết hàng loạt

Thứ Năm 07/07/2022 , 10:22 (GMT+7)

KON TUM Lực lượng chức năng đã lấy mẫu lá, củ sâm Ngọc Linh cũng như mẫu đất để phân tích, giám định và xác định nguyên nhân gây hại là do các loại nấm gây ra.

Ngày 7/7, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum đã báo cáo nguyên nhân và tham mưu các giải pháp phòng, trừ bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh ở địa bàn 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei.

Trước đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum đã nhận được kết quả giám định từ Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung (thuộc Cục Bảo vệ thực vật), giám định về nguyên nhân các mẫu sâm Ngọc Linh bị chết bất thường trên địa bàn 2 xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) và Ngọc Linh (huyện Đăk Glei, cùng thuộc tỉnh Kon Tum).

Nguyên nhân sâm Ngọc Linh chết hàng loạt là do nấm.

Nguyên nhân sâm Ngọc Linh chết hàng loạt là do nấm.

Kết quả giám định các mẫu lá, củ sâm Ngọc Linh cũng như mẫu đất trồng sâm Ngọc Linh cho thấy: Với lá sâm Ngọc Linh của cây bị bệnh ở xã Ngọc Linh và Măng Ri đều phát hiện nấm Puccinia sp; trên mẫu củ sâm Ngọc Linh thu tại xã Ngọc Linh phát hiện nấm Rhizoctonia sp. Ngoài ra, trong mẫu đất thu tại xã Ngọc Linh có tuyến trùng ký sinh thực vật, mẫu còn lại tại xã Măng Ri không có tuyến trùng gây hại.

Theo đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum tham mưu Sở NN-PTNT khuyến cáo các địa phương các giải pháp ngăn ngừa như: Thường xuyên kiểm tra vườn nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại; vệ sinh vườn cây để tạo độ thông thoáng, tách những cây bị bệnh ra khỏi luống và trồng vào giá thể mới để tránh bệnh lây lan; sửa chữa, bổ sung mái che cho luống trồng để mưa không tác động trực tiếp vào cây sâm nhằm hạn chế nấm lây lan bệnh…

Như Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã phản ánh trước đó, hàng ngàn cây sâm Ngọc Linh của người dân 2 huyện nói trên bị chết hàng loạt. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các đơn vị lấy mẫu để xác định nguyên nhân, từ đó ra các khuyến cáo cho người trồng sâm và địa phương áp dụng để ngăn chặn bệnh trên cây sâm.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất