| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng chuỗi liên kết nông sản ở Hà Nội: Mạnh và yếu chỗ nào?

Thứ Sáu 09/08/2019 , 08:29 (GMT+7)

Nhu cầu tiêu dùng nông sản của Thủ đô mỗi tháng rất lớn, trung bình trên 300.000 tấn lương thực, thực phẩm. Trong khi đó chỉ có thịt lợn, thịt gà Hà Nội sản xuất cơ bản đáp ứng đủ, các mặt hàng khác còn lại phần lớn phải nhập từ các tỉnh, thành và nhập khẩu.

09-39-46_dsc_5157
Nông sản các tỉnh vào Hà Nội đã bắt đầu được dán mã QR code.

Định hướng an toàn thực phẩm phải được kiểm soát từ gốc nên Hà Nội đã ký kết với các tỉnh, thành để phối hợp chuỗi cung cấp nông sản an toàn.

Đã xây dựng và phát triển được 727 chuỗi, riêng Hà Nội duy trì và phát triển được 135 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong đó 56 chuỗi có nguồn gốc động vật và 79 chuỗi có nguồn gốc thực vật.

Đã xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê...

Đã cấp 8 giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 8 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 18 điểm kinh doanh thực phẩm của nhiều chuỗi nông sản an toàn được sản xuất trên địa bàn và các địa phương lân cận.

Đó là về phía Hà Nội, còn về phía các tỉnh thành từ hồi thực hiện ký kết đã phối hợp kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra chất lượng và truy xuất nguồn gốc được nhiều loại nông sản: Đã chủ động được một phần sản lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ đặc biệt là với các sản phẩm mang tính thời vụ, giá cả ổn định hơn khi đưa nông sản vào các kênh phân phối hiện đại.

Tuy nhiên, một số địa phương thực hiện quy hoạch vùng sản xuất vẫn còn khá lỏng lẻo. Có vùng sản xuất chuyên canh hiện còn phù hợp với quy hoạch, có vùng được quy hoạch lại không phát triển được, có vùng sản xuất phát triển mới lại không theo quy hoạch... Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều vùng sản xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, ISO, GlobalGAP, hữu cơ...

Chất lượng sản phẩm của từng mùa vụ chưa đồng đều, tỷ lệ sản phẩm truy xuất được nguồn gốc còn thấp. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp chưa thực sự thu hút được các hộ, các doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển chuỗi.

Việc quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các tỉnh thành còn chậm, công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh chưa được chú trọng.

Tất cả những vướng mắc đó không phải một sớm một ngày là có thể khắc phục được mà cần một lộ trình dài hơi và đầy quyết tâm. 

Bên cạnh đó, công tác kiểm soát quản lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển của một số tỉnh, thành chưa chặt chẽ, khó khăn cho việc thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ nên tỷ lệ sản phẩm động vật có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển vào Hà Nội còn thấp.

Việc triển khai thực hiện mô hình liên kết sản xuất là hướng đi bền vững, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Tư duy sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa còn hạn chế, tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn thấp. Công tác dự báo thị trường tiêu thụ nông sản, tổng hợp cung cấp thông tin thị trường, sản lượng hàng hóa nông sản vào ra giữa các tỉnh về Hà Nội và ngược lại còn chưa theo kịp với tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Thêm nữa, kế hoạch sản xuất chưa gắn với nhu cầu của thị trường dẫn đến một số sản phẩm hàng hóa sản xuất cung vượt cầu, dư cung lớn ảnh hưởng đến giá cả, khó khăn trong tác tiêu thụ. Công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, sản phẩm còn chưa được thường xuyên dẫn đến nhiều sản phẩm tốt, có giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm... chưa được các các doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng biết đến trong khi các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp còn phải loay hoay tìm đầu ra.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.