| Hotline: 0983.970.780

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo – Tổng giám đốc TNI Corporation:

Xây dựng chương trình phát triển bền vững cùng nông dân trồng cà phê

Thứ Tư 19/07/2017 , 14:08 (GMT+7)

Mới đây, trong dịp kỷ niệm ngành Công An, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với TNI Corporation tổ chức chương trình Trao gửi nghĩa tình nhằm giúp đỡ đồng bào dân tộc và các hộ nông dân nghèo tại TP. Pleiku. Tổng kinh phí tài trợ hơn 400 triệu đồng.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo (giữa) cùng Bộ trưởng Công An Tô Lâm chụp ảnh cùng các mẹ VNAH và các cán bộ có thành tích trong công cuộc bảo vệ ANQP

Với mong muốn góp phần cho sự phát triển của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, vừa qua TNI Corporation đã tài trợ chính cho chương trình “Trao gửi nghĩa tình” được tổ chức bởi Cục An ninh Tây Nguyên, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Tổng cục An ninh - Bộ Công an tổ chức. Tài trợ cho chương trình “Trao gửi nghĩa tình" là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi các hoạt động khác của dự án Happy Farmer mà TNI Corporation đang xây dựng.
 

Giúp cần câu, không giúp con cá

Mới đây, trong dịp kỷ niệm ngành Công An, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với TNI Corporation tổ chức chương trình Trao gửi nghĩa tình nhằm giúp đỡ đồng bào dân tộc và các hộ nông dân nghèo tại TP. Pleiku. Tổng kinh phí tài trợ hơn 400 triệu đồng.

Từ tặng 7 Mô hình thoát nghèo bền vững cho 7 hộ dân đến tặng quà cho các mẹ VNAH, các già làng, các cán bộ có thành tích tham gia giữ gìn An Ninh Tổ Quốc, các hộ nghèo cũng như trao học bổng, xe đạp cho học sinh vượt khó và 3 tủ sách cho 3 trường tiểu học của 3 xã (xã Gào, xã Ia Kênh và xã Chư Á)…Không chỉ tài trợ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn dành thời gian trực tiếp đến thăm hỏi các mẹ VNAH và tận tay gửi tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn…

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đến thăm và tặng quà cho bà mẹ VNAH

Bà Diệp Thảo chia sẻ: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Pleiku, sống 26 năm mới “bay” đi làm ăn xa. Từ đó đến nay, tôi luôn đau đáu được đóng góp cho nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Người dân Tây Nguyên nơi đây phần lớn là người dân tộc, họ hiền lành, chất phác, thật thà và thiếu thốn đủ thứ. Tặng quà chỉ là việc nhỏ, điều tôi luôn quan tâm là giải pháp để giúp họ phát triển sinh kế. Dịp này là tặng Mô hình thoát nghèo bền vững, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh; các hoạt động sau sẽ là giải pháp khác”.

Bà Thảo chia sẻ thêm, ngoài kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp đều có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng. Thời thanh niên, bà đã tham gia nhiều hoạt động xã hội tại địa phương. Còn nay, trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, mỗi năm doanh nghiệp của bà đều trích một phần doanh thu để làm công tác xã hội.
 

Happy Farmer–chương trình CSR vì người nông dân

Khi nói về kinh doanh và các giải pháp để xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lập tức trở nên sôi nổi với ánh mắt lấp lánh. Bà khẳng định, hơn 20 năm lãnh đạo Tập đoàn cà phê hàng đầu, bà tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu mà không phải ai cũng có. “Nếu không cố gắng tiếp tục, tôi cảm thấy mình có lỗi với ngành cà phê Việt Nam” – bà Thảo chia sẻ.

Với vị trí là nước xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ 2 trên Thế giới, rõ ràng cà phê là một nguồn kinh tế chiến lược, là giải pháp giúp Việt Nam có chỗ đứng trên trường Quốc tế. Các thương hiệu cà phê thế giới không nhiều thì ít đều dùng nguyên liệu từ cà phê Việt Nam. Bà Diệp Thảo mong muốn các hoạt động của TNI Corporation sẽ góp phần tạo cảm hứng cho thế giới biết đến cà phê Việt Nam.

Nhìn thần thái của bà Diệp Thảo khi nói về cách xây dựng thương hiệu cà phê, tôi chợt hiểu vì sao chỉ trong 5 tháng, bà có thể cùng đội ngũ của mình xây dựng thành công nhà máy TNI King Coffee. Không dừng lại đó, King Coffee nhanh chóng có mặt khắp các thị trường lớn như Mỹ, Nga, Nhật, Singapore, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo mang King Coffee giới thiệu tại hội chợ quốc tế

Để góp phần nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam một cách lâu dài và bền vững, TNI Corporation đặc biệt chú tâm đến dự án mang tên Happy Farmer. Bà Thảo cho biết, Thông qua dự án Happy Farmer, bà muốn hướng đến sự phát triển bền vững cho người dân trồng cà phê dựa trên các nền tảng: chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân; nâng cao dân trí, hiểu biết của người nông dân và hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển đổi canh tác cây trồng theo mô hình mới với hiệu quả cao...

“Dự án này, chúng tôi sẽ công bố trong thời gian tới. Tôi nói là làm được” - bà Diệp Thảo khẳng định. Tôi tin bà nói được, làm được bởi lâu nay bà đã là con người làm nhiều hơn nói. Khi chia sẻ ý này, Lê Hoàng Diệp Thảo bộc bạch hơn 20 năm qua, bà không xuất hiện trước truyền thông vì sự phân vai trách nhiệm trong công việc. Nay, bước ngoặt cuộc sống buộc bà phải đảm nhận nhiệm vụ phát ngôn. Bà bày tỏ hy vọng công chúng sẽ theo dõi, góp ý để bà có thể làm tốt hơn.

Khi được hỏi về thời gian dành cho 4 đứa con, bà Thảo chia sẻ dù bận rộn, bà vẫn luôn dạy con sống có đạo lý và thấm nhuần văn hóa Việt Nam. Bà luôn dạy các con biết sống có chuẩn mực, yêu thương mọi người và chuyên tâm học hành thật tốt. Từ nền tảng giáo dục đó, các con có quyền tự do lựa chọn ngành nghề riêng, phát triển bản thân và đóng góp cho đất nước.

Khép lại buổi phỏng vấn, nữ lãnh đạo đầy nhiệt huyết và quyết đoán - Lê Hoàng Diệp Thảo, khẳng định:“Tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt sự phát triển của người nông dân trên vùng đất cao nguyên này. Thông qua các hoạt động thiết thực của Happy Farmer, TNI Corporation muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành cà phê nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung. Tôi tin nếu doanh nghiệp mình làm ăn lương thiện, phát triển bền vững và giúp đỡ nhiều người thì sẽ được người tiêu dùng và công chúng yêu quý, ủng hộ.”

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm