| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng làng hoa Sa Đéc trở thành làng văn hóa du lịch ấn tượng

Chủ Nhật 19/07/2020 , 15:16 (GMT+7)

UBND TP Sa Đéc, Đồng Tháp vừa làm việc với Trung tâm Phát triển nông thôn- Saemaul Undong, Đại học KHXH-NV TP.HCM thông qua đề án Làng văn hóa du lịch Sa Đéc.

Với định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đề án Làng văn hóa du lịch Sa Đéc được xây dựng với dấu ấn đặc trưng riêng của địa phương trên diện tích khoảng 510 ha, vùng lõi thuộc phường Tân Quy Đông làm tiền đề lan tỏa ra các vùng lân cận.

Đơn vị tư vấn trình bày đề án với các ngành và lãnh đạo thành phố Sa Đéc

Đơn vị tư vấn trình bày đề án với các ngành và lãnh đạo thành phố Sa Đéc

Bốn thành tố cốt lõi để xây dựng làng văn hóa du lịch Sa Đéc chính là sự kết hợp giữa nhà nước, nhà dân, nhà đầu tư và nhà khoa học. Theo đó, trong làng văn hóa du lịch sẽ được quy hoạch thành các khu vực đặc trưng riêng như: khu nhà điều hành làng văn hóa; khu trưng bày sản phẩm OCOP của địa phương; khu nhà tiêu bản các giống hoa; khu trải nghiệm ẩm thực các món dân gian từ bột và mắm; khu tổ chức lễ hội truyền thống; khu bungalo nghỉ dưỡng; khu spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp từ chiếc xuất hoa; khu nhà trồng hoa thủy canh; khu chế biến chiếc xuất tinh dầu hoa; bãi đậu xe…

Đồng thời phục chế vườn hồng Tư Tôn; xây dựng khu trung tâm thương mại hoa kiểng Đồng Tháp; khai thác giá trị của các cây cầu bằng cách thiết kế mỗi cây cầu mang tên các doanh nhân, nhân vật nổi tiếng gắn với vùng đất Sa Đéc…

Những năm qua, làng hoa Sa Đéc luôn là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước.

Những năm qua, làng hoa Sa Đéc luôn là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước.

Về cơ cấu tổ chức, sẽ có ban quản lý làng du lịch gồm: ban quản lý, ban giám sát, ban thư ký, ban vận hành, ban tài chính và ban kinh doanh tiếp thị, đồng thời xây dựng bộ quy tắc ứng xử riêng trong làng văn hóa.

Mục đích chính của đề án là tạo điểm nhấn, quảng bá các giá trị truyền thống của địa phương và làng nghề, tạo liên kết tour kích thích du lịch Đồng Tháp phát triển, Qua đó, nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp từ du lịch, phát triển các giá trị văn hóa và làng nghề tại địa phương gắn với việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án này là gần 600 tỷ đồng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm