| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng mô hình sản xuất lúa - tôm theo hướng hữu cơ

Thứ Hai 05/04/2021 , 17:52 (GMT+7)

Xây dựng mô hình sản xuất lúa - tôm theo hướng hữu cơ, liên kết chuỗi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (thứ 2 từ trái sang) dẫn đầu đoàn công tác khảo sát mô hình sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (thứ 2 từ trái sang) dẫn đầu đoàn công tác khảo sát mô hình sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Ngày 5/4, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu khảo sát mô hình sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và làm việc với chính quyền địa phương nhằm phát triển mô hình này.

Kiên Giang là tỉnh có mô hình sản xuất lúa - tôm phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng, gồm: An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận, với tổng diện tích năm 2021 là hơn 87.000ha. Trong đó, huyện An Minh có diện tích sản xuất lúa - tôm lớn nhất tỉnh, trên 40.000ha.

Thời gian qua, Kiên Giang đã tập trung xây dựng và phát triển mô hình lúa - tôm theo hướng bền vững. Cụ thể, từ năm 2017, các công ty đã triển khai mô hình liên kết sản xuất và ký hợp đồng bao tiêu lúa hữu cơ trên địa bàn huyện An Minh, như Công ty Gentraco, Công ty Đại Dương Xanh…

Năm 2020, địa phương phối hợp với Công ty Đại Dương Xanh thực hiện mô hình lúa - tôm hữu cơ, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hợp tác xã Thạnh An, Thạnh Hòa và Thuận Lợi (xã Đông Thạnh), Thuận Phát, Hoà Thuận (xã Đông Hưng) với tổng diện tích là 810ha, giống lúa ST5, tổng sản lượng thu hoạch là 2.900 tấn.

Qua các năm triển khai mô hình lúa hữu cơ trên nền đất nuôi tôm, được người dân đồng tình hưởng ứng, các hợp tác xã ngày càng mở rộng, diện tích sản xuất ngày càng lớn. Nếu như năm 2017, chỉ có 4,5ha được chứng nhận lúa hữu cơ thì đến năm 2020 có trên 300ha lúa được chứng nhận hữu cơ và thời gian tới còn tiếp tục mở rộng (các chuẩn lúa hữu cơ được chứng nhận đạt chuẩn Mỹ, EU, Nhật).

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ đã từng bước hình thành chuỗi sản xuất khép kín, được các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ chênh lệnh so với giá trên thị trường là 800 đồng/kg, góp phần tăng giá trị trên đơn vị sản xuất.

Thời gian qua, Kiên Giang đã tập trung xây dựng và phát triển mô hình lúa - tôm theo hướng bền vững với sự tham gia của các công ty triển khai mô hình liên kết sản xuất và ký hợp đồng bao tiêu lúa hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian qua, Kiên Giang đã tập trung xây dựng và phát triển mô hình lúa - tôm theo hướng bền vững với sự tham gia của các công ty triển khai mô hình liên kết sản xuất và ký hợp đồng bao tiêu lúa hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Cần xây dựng mô hình sản xuất lúa - tôm theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác lúa - tôm, được chứng nhận hữu cơ của các tổ chức có uy tín đạt chuẩn xuất khẩu, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm bảo vệ môi trường, an sinh xã hội và lợi ích kinh tế, sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Triển khai lồng ghép với sản phẩm OCOP, gắn với ứng dụng kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới…

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh, thông qua buổi làm việc, khảo sát để nắm bắt thông tin về quy mô sản xuất, quy trình kỹ thuật áp dụng và tiêu chuẩn đã được áp chứng nhận nông nghiệp hữu cơ hoặc theo hướng hữu cơ cho mô hình sản xuất tôm - lúa. Qua đó, xây dựng, hoàn thiện và công nhận các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hiện hành cho sản xuất lúa - tôm để áp dụng, phát triển mô hình ngày càng bền vững.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bồn nước nghĩa tình cho bà con vùng hạn mặn Bạc Liêu và Cà Mau

Báo Nông nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Tân Á Đại Thành tiếp tục đồng hành trao tặng bồn nước và máy lọc nước cho người dân 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.