| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển tôm - lúa bền vững tại ĐBSCL

Thứ Bảy 14/12/2019 , 10:16 (GMT+7)

Vừa qua, tại Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức diễn đàn "Khuyến nông @ nông nghiệp" với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa".  

Diễn đàn lần này xoay quanh về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển mô hình tôm - lúa trong điều kiện tiềm năng lợi thế của vùng. Bên cạnh đó, các chuyên gia, nông dân trao đổi hướng tới nâng cao giá trị gia tăng của mô hình tôm - lúa.

Quang cảnh diễn đàn.

Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, hình thức nuôi tôm - lúa phát triển nhanh ở ĐBSCL, năm 2000 diện tích nuôi tôm - lúa là 71.000ha, đến năm 2014 tổng diện tích nuôi tôm - lúa đạt gần 152.977ha chiếm gần 28% diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng.

Trong đó, sản lượng tôm nuôi từ hệ thống tôm lúa năm 2014 ước đạt 65.000 tấn, chiếm 15% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL và 11% sản lượng tôm nuôi cả nước.

Đến năm 2018, diện tích nuôi tôm - lúa các tỉnh ĐBSCL đạt 185.000ha, chiếm 30,8% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng, với sản lượng đạt 85.000 tấn. Trong đó, nhiều nhất là Kiên Giang, trên 83.400 ha, tiếp đến là Cà Mau với gần 50.100 ha và Bạc Liêu gần 33.750 ha.

Với năng suất nuôi tôm lúa bình quân khoảng 300-500kg/ha tôm và 4-7 tấn lúa. Chi phí sản xuất trung bình 30-35 triệu đồng/ha, lãi suất trung bình 35-50 triệu đồng/ha/năm (tính cả tôm và lúa).

Mô hình tôm lúa cho lãi suất trung bình 35-50 triệu đồng/ha/năm.

Tại diễn đàn nhiều đại biểu cho rằng mô hình canh tác tôm - lúa tại ĐBSCL là mô hình canh tác hở, hầu hết điều kiện canh tác phụ thuộc vào thời tiết khí hậu của vùng. Đa phần mô hình tôm - lúa phát triển ở nội đồng, vào mùa nắng thiếu nước, nhưng mùa mưa thì ứ động nước.

Phát triển bền vững tôm lúa ở ĐBSCL cần phải thực hiện theo hướng phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phù hợp với quy hoạch phát triển tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến 2020, tầm nhìn 2030. 

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Lê Hoàng Tùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho rằng: Cần đẩy  mạnh việc tổ chức sản xuât THT, HTX vùng tôm - lúa. Các HTX với mô hinh cánh đồng lớn tôm - lúa sẽ khắc phục được các hạn chế do ảnh hưởng của tập quán sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất theo huóng VietGAP, áp dụng kỹ thuật canh tác và phát triên mô hình theo hướng cộng đồng.

 Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại diễn đàn.

Ngoài ra, tổ chức liên kết gữa nông dân sản xuất tôm lúa với doanh nghiệp cung ứng con giống, vật tư sản xuất, với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm, sẽ mang lại hiệu quå rõ rệt, góp phần giảm chi phí sản xuất, tiêu thu sản phẩm ổn định, hiệu quå. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất của THT, HTX hiện có, nhất là việc cung cấp dịch vụ đầu vào,  tiếp cận thị trường và tiêu thụ sàn phâm cho các thành viên.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, cần đánh giá đúng những hạn chế, tồn tại của mô hình để cùng giải quyết, đề ra giải pháp khắc phục, nâng ca trình độ kỹ thuật sản xuất, áp dụng các mô hình nuôi tôm - lúa hiệu quả.

Bên cạnh đó, liên kết chặt chẽ từ cung ứng đầu vào đến đầu ra của con tôm, cây lúa nhằm nâng cao hiệu quả. Chú trọng triển khai nhân rộng những mô hình có hiệu quả, nhằm phát triển sản xuất ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Tại diễn đàn, đa số các đại biểu đều nhận định, để phát triển nuôi tôm lúa một cách bền vững cần phải thực hiện giải pháp mang tính tổng thể và toàn diện theo hướng mở rộng diện tích vùng nuôi tại những vùng có điều kiện thuận lợi và nâng cao năng suất. Rà soát, điều chỉnh phát triển vùng tôm - lúa ở ĐBSCL trên cơ sở xem xét hiệu quả nuôi tôm, trồng lúa và tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác, thích ứng với những thay đổi do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.

Mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa tại huyện U Minh (Cà Mau)

Phát biểu tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Mô hình tôm - lúa qua thực tế đã chứng minh thích ứng biến đổi khí hậu. Ngoài ra, mô hình này có khả năng phát triển trong điều kiện nước biển xâm nhập, bảo vệ môi trường; sản phẩm lúa an toàn vì nông dân ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Tiêu chia sẻ, để nâng cao hiệu quả mô hình, nông dân cần quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, nông dân cần chuẩn bị ruộng, mương, hình thức nuôi thật kỹ, đặc biệt là hình thức nuôi tôm 2 giai đoạn, nhằm cải tạo đất cắt mầm bệnh, tăng hiệu quả. Vấn đề liên kết được bàn rất nhiều nhưng liên kết thế nào thì chưa được làm rõ, vấn đề minh bạch quyết định đến tính bền vững của liên kết...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

1 ha hồi cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

BẮC KẠN Giá bán khoảng 30.000đ/kg, có những năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg, cây hồi đem lại thu nhập cao, trở thành cây giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất