| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nhãn hiệu 'rong sụn Ninh Thuận'

Thứ Sáu 07/12/2018 , 13:50 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Ninh Thuận vừa tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến hoàn thiện logo nhãn hiệu chứng nhận “Rong sụn Ninh Thuận”.

17-15-09_dsc03771
Khai thác rong sụn

Ông Nguyễn Khắc Lâm, PGĐ Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết, rong sụn Ninh Thuận là một trong những sản phẩm đặc thù của tỉnh, được trồng nhiều ở các xã ven biển. Rong sụn đã du nhập vào Ninh Thuận hơn 25 năm. Có thời điểm diện tích trồng lên đến 400ha. Sản phẩm rong sụn Ninh Thuận khẳng định được chất lượng trên thị trường trong nước và thế giới. Thế nhưng, rong sụn chưa mang lại giá trị kinh tế cao, vì bà con bán thô, bán trôi nổi…

Để nâng cao giá trị, giúp người trồng có thêm thu nhập và người mua, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm rong sụn Ninh Thuận, Sở KHCN Ninh Thuận giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự án KHCN xây dựng logo nhãn hiệu chứng nhận “Rong sụn Ninh Thuận” và đưa ra để các ban ngành, bà con góp ý hoàn thiện logo.

Tại buổi thảo luận ông Nguyễn Khắc Lâm đã trình bày các tham luận về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu chứng nhận và logo nhãn hiệu rong sụn. Tiếp đến là giới thiệu logo (biểu trưng) về nhãn hiệu chứng nhận cho hội thảo góp ý.

Theo đó, logo có hình biểu trưng rong sụn màu xanh lá cây, sóng biển phía dưới, màu xanh dương, có hàng chữ “Rong sụn Ninh Thuận” được gói gọn trong một hình tròn màu xanh lơ nhạt. Hội thảo đã ghi nhận được nhiều ý kiến góp ý vào logo để sớm hoàn thiện và công bố rộng rãi.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất