| Hotline: 0983.970.780

Xây hầm biogas: Đầu tư cao nhưng lợi gấp nhiều lần

Thứ Ba 23/12/2014 , 08:13 (GMT+7)

Đầu tư xây hầm biogas có thể phải bỏ ra cả chục triệu một lần nhưng thu được rất nhiều ích lợi. Đáng kể nhất là vệ sinh môi trường, tận dụng được khí sinh học, tận dụng được nước thải tưới rau màu.

Ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, khi đầu tư chuồng trại chăn nuôi, việc đầu tiên người dân nghĩ tới là xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải rắn.

Đây không phải là địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển với khoảng 15 gia trại quy mô 30 đầu lợn trở lên, nhưng ông Cao Xuân Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Tiến, khẳng định: “Đếm số lượng hầm biogas trên địa bàn xã thì không dưới 20 cái”.

Như vậy có nghĩa là, ngay cả những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 10 - 15 con) cũng hiểu được lợi ích từ việc xây dựng hầm biogas và đầu tư xây dựng.

Chúng tôi đến thăm trại nuôi lợn quy mô 80 con của ông Hoàng Văn Quyền, xóm 1, thôn Hùng Tiến, xã Giao Tiến – một trong những người đầu tiên xây dựng hầm chứa biogas tại địa phương.

Theo ông Cao Xuân Chiến, từ đầu năm 2014 đến nay, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống loa phát thanh của xã và các tài liệu liên quan về dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp”.
Hy vọng rằng, với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/hầm chứa biogas sẽ tạo ra động lực to lớn để cải thiện môi trường chăn nuôi của địa phương.

Ông Quyền bảo: "Chuồng lợn nhà tôi xây dựng được 17 năm rồi. Nó nằm sát với các hộ gia đình khác, chỉ có phía sau đổ ra ruộng. Hồi đầu chăn nuôi chưa có bể biogas, phân lợn thải ra nền chuồng tôi trộn lẫn rơm để ủ, tốn rất nhiều thời gian.

Lúc nhiều việc, phải 1 tuần mới dọn chuồng một lần, mùi phân theo gió tạt vào nhà thối không chịu được. Bà con lối xóm kêu ca nhiều lắm, mình nghe cũng nhái mặt, định bàn với vợ đóng cửa chuồng trại để giữ tình làng. Một lần, có ông bạn ở xã Giao Nhân sang chơi và bày cho cách xây hầm biogas.

Thời điểm năm 2000, số đầu lợn của gia đình lúc cao nhất chỉ dừng lại ở 40 con. Tôi thuê đội thợ xây dựng một hầm chum thể tích 9 m3. Mỗi ngày 2 lần xả nước đẩy phân xuống hố nên nền chuồng luôn sạch. Mùi hôi thối cũng giảm đến 70 - 80%. Từ ấy, các hộ lân cận không kêu ca gì nữa.

Những năm tiếp theo, tôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi lên 80 con. Thấy lượng chất thải rắn nhiều quá, phân chưa kịp lắng và nhả khí các bon đã trôi ra ngoài môi trường, tôi lại tiếp tục đầu tư xây thêm 2 bể phụ thể tích 6 m3 để xử lý dứt điểm lượng phân thừa. Do đó, dù nuôi số lượng lớn đầu lợn nhưng gần như không thấy mùi hôi. Xây hầm chứa biogas, gia đình tôi như có thêm một công nhân dọn chuồng”.

Khí gas từ hầm biogas phát sinh, gia đình ông Quyền tận dụng để đun nấu và thắp sáng rất hiệu quả. Một số gia đình lân cận cũng bắc dây dẫn sang để sử dụng nhờ. Ngoài ra, nước thải thu được từ hầm lắng của hầm biogas được gia đình ông múc lên để tưới cho 6 sào lúa, hoa màu.

“Tôi được biết, trong nước thải thu được từ công trình biogas có chứa một lượng đạm hữu cơ cao hơn từ 1,2 - 1,5 lần so với các phương pháp ủ phân gia súc, nên cây trồng lớn rất nhanh, năng suất cao mà chẳng phải bỏ một đồng chi phí phân bón nào”, ông Quyền nói thêm.

Chỉ tính riêng thôn Hùng Tiến đã có tới 6 hộ chăn nuôi sử dụng công nghệ hầm chứa biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Điều đặc biệt, đa số các hộ dân đều chủ động thiết kế hầm chứa biogas trước khi xây dựng chuồng trại.

Theo giải thích của ông Hoàng Văn Thực (một hộ chăn nuôi đầu tư công trình khí sinh học biogas) thì: “Chúng tôi được chứng kiến người khác làm có hiệu quả nhiều mặt thì mới yên tâm đầu tư. Thú thực, một lúc phải bỏ ra cả chục triệu đồng để xây hầm chứa biogas composite phục vụ xử lý phân chuồng cũng xót lắm, nhưng cái lợi thu được thì gấp rất nhiều lần”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm