| Hotline: 0983.970.780

Xây nhà lầu, mua xế hộp nhờ na

Thứ Ba 03/09/2019 , 09:10 (GMT+7)

Thôn Minh Khai, xã Lực Hành, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) những ngày này xe nối xe tấp nập trở na xuôi ngược. Hơn 20 năm cây na gắn bó với vùng đất nơi đây đã cho người dân thu lãi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Đưa na lên núi

Thôn Minh Khai hiện có 70ha na. Cây na đã được người dân nơi đây đưa vào trồng từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nhắc đến na ở vùng đất này, người dân kể nhiều về các ông Đỗ Khắc Hoạt, ông Nguyễn Danh Quế những người tiên phong đưa na lên núi.

10-21-39_1
Từ trồng na mỗi năm người dân thôn Minh Khai thu về hơn 15 tỷ đồng.

Bên rừng na bạt ngàn, câu chuyện giữa chúng tôi với ông Nguyễn Danh Quế cứ tự nhiên xoay vần. Ông Quế kể, cả thôn Minh Khai là người xã Minh Khai, huyện Hoài Đức (Hà Nội) lên đây xây dựng vùng kinh tế mới từ những năm 70 của thế kỷ trước. Và tập quán trồng na cũng được người dân mang theo lên vùng quê mới. Lúc đầu người dân trồng na chỉ để nhà có vườn cây phục vụ ăn chơi, sau thấy na được giá, có tiền trang trải cuộc sống nên người dân mở rộng diện tích.

Những năm trước khi chưa có kinh nghiệm, ông Quế chỉ trồng theo tự nhiên, vì vậy tình trạng mùa được, mùa mất thường xuyên diễn ra. Nhưng 5 năm trở lại đây, người dân sang vùng na Chi Lăng, Lạng Sơn học tập kinh nghiệm chăm sóc nên việc tỉa cành, thụ phấn, lựa chọn thời điểm cho thu hoạch… được nắm khá chắc.

Dáng người nhỏ thó, nước da sạm nắng nhưng sức vóng của người đàn ông gần 70 tuổi chắng kém đám thanh niên trai tráng là mấy. Chẳng thế mà hơn 2ha na của gia đình chỉ một tay ông quán xuyến.

Giọng ông tếu táo: “Bạt đá, san đất, đổ bê tông con đường lên núi dài gần 1km để thuận tiện cho việc thu hái, vận chuyển na mình còn làm được, huống chi là chăm sóc, tỉa cành vài ha na”. Từ trồng na, trừ các khoản chi phí, mỗi năm ông thu lãi gần 200 triệu đồng.

10-21-39_2
Ông Nguyễn Danh Quế, một trong những người đầu tiên đưa cây na về trồng trên đất Minh Khai.

Chúng tôi đến gia đình ông Đỗ Khắc Hoạt người trồng na có tiếng ở thôn Minh Khai. Ông Hoạt không có nhà, vợ ông bảo ông đang trên đồi thu hoạch na, nhà báo muốn phỏng vấn, quay hình thì lên đó. Hơn 10 phút phóng xe qua cung đường bê tông cua gấp khúc vắt trên sườn đồi, chúng tôi đến đồi na trĩu quả.

Ông Hoạt gắn bó với cây na ở vùng này đã hơn 10 năm nay. Người ta ấn tượng về ông bởi ông là người tiên phong đưa na lên núi vừa là người tiên phong thực hiện kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho na. Ông tâm sự, để na thụ phấn tự nhiên năng suất không ổn định, chất lượng quả không cao.

Năm 2012, ông đã đi đến những vùng na nổi tiếng ở Lạng Sơn, Quảng Ninh học cách trồng na có năng suất cao, cách thụ phấn cho na. Thụ phấn hoa, người trồng có thể quyết định được số lượng quả trên 1 cây; phân được thời gian quả chín theo đợt để tránh thu hoạch ồ ạt, đặc biệt là không năm nào na bị mất mùa. Ngoài cây na, gia đình ông còn trồng 1 ha bưởi Diễn, bưởi da xanh. Từ cây na, cây bưởi, gia đình ông lãi gần 300 triệu đồng/năm.
 

Xây nhà lầu, mua xế hộp

Thôn Minh Khai có 87 hộ dân thì 100% các hộ đều trồng na. Hộ ít cũng phải trăm gốc, hộ nhiều lên tới cả vài nghìn gốc. Chất đất nâu đỏ trên núi đá vôi ở vùng đất này hợp với cây na đến lạ kỳ. Bởi thế mà quả na nơi đây có mã khá đẹp, mắt căng, vị ngọt đậm.

Chủ tịch UBND xã Lực Hành, Hoàng Văn Kế nhẩm tính rằng, mỗi năm từ trồng na, người dân Minh Khai thu về khoảng 15 - 18 tỷ đồng. Nhờ cây na, nhiều hộ gia đình đã có cuộc sống sung túc, xây dựng được biệt thự khang trang. Thôn đã có hơn 20 chiếc ô tô các loại.

Chị Nguyễn Thị Phương gắn bó với cây na từ khi lên 6, lên 7 tuổi. Nhớ lại ngày xưa đường xá đi lại chưa thuận tiện, khi trời còn mờ sáng chị đã theo cha bốc vác na xuống thuyền về xuôi để bán đổ cho thương lái. Chị cười bảo: “Tiếp xúc với cây na, buôn bán từ nhỏ nên nghiệp na cứ theo mình đến mấy chục năm nay”.

Bởi thế, ở vùng Lực Hành, Tứ Quận, Quý Quân, huyện Yên Sơn… ai cũng biết tiếng của chị Phương không chỉ là người trồng na giỏi mà còn là người nhanh nhạy trong buôn bán. Năm 2010, khi khái niệm mua ô tô với người làng còn khá lạ lẫm, chị đã có tiền mua ô tô tải đầu tư để thu gom hoa quả về các chợ đầu mối ở Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên… bán.

10-21-39_3
Con đường bê tông dẫn vào vùng na ở thôn Minh Khai.

Chị Phương chia sẻ, gia đình chị có 8 anh chị em, tất cả đều dựa vào cây na, cây bưởi mà có cuộc sống ấm no. Riêng gia đình chị có hơn 1ha na, từ trồng na và buôn bán hoa quả, mỗi năm gia đình chị thu lãi hơn 500 triệu đồng.

Thăm những đồi na ở Lực Hành, chúng tôi đặc biệt ấn tượng về những con đường bê tông vắt ngang lưng trừng núi. Tìm hiểu thì được biết, những con đường này đều do người dân tự bỏ vốn ra để làm. Có đường bê tông, từ đám thanh niên trai tráng đến các bác tuổi 50, 60 cưỡi trên con “ngựa sắt” trở vài tạ na cứ phăng phăng lướt trên những sườn đồi.

Anh Bùi Văn Lộc, Trưởng thôn Minh Khai cho biết, toàn thôn có khoảng 4km đường bê tông được người dân tự làm trên các đồi na. Trước chưa có đường, cách duy nhất để vận chuyển na là cho vào từng sọt rồi gùi xuống núi rất mất thời gian. Đặc biệt những hôm trời mưa thì việc vận chuyển lại càng gian nan. Từ ngày nhà nhà bỏ vốn làm đường bê tông lên núi, xe máy lên đến tận đỉnh, việc vận chuyển cũng dễ dàng, thuận tiện hơn.

Từ năm 2015, xã Lực Hành bắt đầu triển khai mô hình trồng na VietGAP tổng diện tích 15ha. Tham gia mô hình, người dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình trồng chăm sóc, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe cho người lao động, phúc lợi xã hội và chất lượng sản phẩm. Từ 15ha na theo mô hình VietGAP ban đầu, đến nay hầu hết diện tích na ở Lực Hành được trồng theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Hoàng Văn Kế, Chủ tịch UBND xã Lực Hành cho biết, phát triển thương hiệu na Lực Hành, chính quyền địa phương đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục nộp về Cục Sở hữu trí tuệ để na Lực Hành được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, công nhận thương hiệu. Dự kiến trong năm 2019, thương hiệu na Lực Hành sẽ được “điểm mặt” trong chuỗi những sản phẩm nông sản có thương hiệu của xứ Tuyên.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm