| Hotline: 0983.970.780

XK tôm còn khó khăn

Thứ Sáu 01/02/2013 , 10:15 (GMT+7)

Trước thực tế ngổn ngang của thị trường, VASEP dự báo về tương lai con tôm trong năm 2013 vẫn chưa mấy sáng.

Trước thực tế ngổn ngang của thị trường, VASEP dự báo về tương lai con tôm trong năm 2013 vẫn chưa mấy sáng.

Sự suy giảm kinh tế toàn cầu và rào cản kỹ thuật từ một số quốc gia nhập khẩu đã làm kim ngạch XK mặt hàng tôm năm 2012 của cả nước chỉ đạt khoảng 2,25 tỷ USD, giảm 6,3% so năm 2011. Tuy nhiên, những con số này này vẫn chưa lột tả hết diễn biến nội tại trong toàn chuỗi ngành tôm qua một năm nhiều biến động.

Nhật Bản là thị trường lớn nhất, chiếm tới 27,7% tổng kim ngạch XK tôm Việt Nam trong năm 2012. Tuy nhiên, với hàng rào kiểm soát tôm nhập khẩu cũng đã khiến các đối tác nước này liên tục giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam trong suốt nửa cuối năm.

Bởi lẽ, từ tháng 5/2012, những lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Nhật Bản bắt đầu phải qua kiểm soát dư lượng hóa chất (ethoxyquin). Quy định này thì chỉ có tôm nuôi quảng canh mới có thể đảm bảo không dính ethoxyquin, nhưng sản lượng thu hoạch chỉ vài chục kg/ha. Xoay quanh việc kiểm tra ethoxyquin, tôm xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam còn bị đối tác ép giảm giá, bình quân 22% so với trước thời điểm có quy định kiểm tra.


Vùng nuôi tôm thâm canh ở Bạc Liêu

Bên cạnh đó, một số đối tác nhập khẩu chính cũng giảm sản lượng mua: Mỹ giảm 15,6%; EU giảm 24,8%; Canada giảm 14,1%... Các con số suy giảm trong năm 2012 được “đổ lỗi” cho suy thoái kinh tế toàn cầu. Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP lo lắng: “Thói quen tiêu dùng đã có những thay đổi, một số nhà nhập khẩu lớn của Mỹ nói rằng, khách hàng của họ không mấy quan tâm đến sự khác biệt về chất lượng tôm từ các nhà cung cấp mà chỉ quan tâm tới giá bán của nó”.

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký hội Thủy sản Cà Mau (CASEP) nói rằng: “Sản phẩm tôm sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ cao hơn từ 1 - 1,5 USD/kg so với tôm nguyên liệu nhập khẩu”. Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau) cho rằng: Khi tham gia thị trường Nhật Bản có thời điểm giá tôm Việt Nam là 11,2 USD/kg, cùng lúc đó giá tôm Ấn Độ cùng loại, cùng thị trường chỉ bán 8,6 USD/kg.

Theo VASEP, thời hưng thịnh của ngành tôm Việt Nam đã có khoảng 300 DN từng tham gia XK tôm, mặt hàng chiếm 36 - 38% tổng giá trị kim ngạch XK thủy sản của cả nước. Và đến những ngày đầu năm 2013 đã có 30% ngừng hoạt động do thị trường thu hẹp dần, thiếu vốn, giá nguyên liệu tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm… 70% còn lại cũng chỉ hoạt động cầm chừng với khoảng 40 - 50% công suất.

Trong điều kiện “lý tưởng”, nếu những thách thức về dịch bệnh, rào cản ethoxyquin được tháo gỡ, ngăn chặn được tình trạng thương lái Trung Quốc thu gom nguyên liệu… Các yếu tố, giá cả, thị trường XK không thay đổi, thì kim ngạch XK 2013 sẽ tương đương năm 2011, tăng hơn 6% so năm 2012.

Ông Thuận nói: Việt Nam luôn có vị thế toàn cầu về XK gạo, hồ tiêu, cá tra, tôm nhưng những người trực tiếp làm ra nguồn nguyên liệu luôn gặp khốn đốn, lỗ lã, thậm chí phá sản. Cùng lúc đó, DNXK tôm trong khó khăn vẫn phải chắp vá để tồn tại và nuôi sống hơn 1,5 triệu lao động thuộc ngành chế biến tôm. Những nhà kinh tế lĩnh vực ngoại thương lúc này phải loay hoay tìm kế giảm bớt nguy cơ thất nghiệp của đội ngũ công nhân.

Nhưng nếu lần lượt đảo ngược các yếu tố đầu vào, người nuôi sẽ tiếp tục gặp khó, DNXK sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng dù giá tăng cao. Để giải quyết vấn nạn này giá trị nhập khẩu tôm nguyên liệu dự báo sẽ lên tới trên 200 triệu USD trong năm 2013, nhưng kim ngạch XK cũng chỉ tương đương năm 2012.

Trong tình huống xấu hơn, những rào cản thương mại, chính sách thuế nhập khẩu của các quốc gia tiếp tục gia tăng giá XK của DN Việt Nam tăng lên, tạo điều kiện tốt cho đối thủ cạnh tranh. Nếu như vậy, kim ngạch XK tôm sẽ tiếp tục giảm so với năm 2012.

Ông Lý Văn Thuận Tổng Thư ký VASEP nêu nghịch lý: “Ở vùng nguyên liệu lớn như Cà Mau vậy mà các DN chế biến XK phải nhập 7.000 tấn tôm nguyên liệu. Càng tâm phục khẩu phục hơn khi tôm nhập khẩu tính cả các khoản chi phí vận chuyển, thuế vẫn rẻ hơn nguyên liệu trong nước 30.000 - 50.000 đ/kg”.

Theo ông Thuận, thực tế này sẽ có lợi cho DN chế biến XK nhưng lại bóp nghẹt nghề nuôi trong nước. Ông phân tích: “Chi phí đầu vào luôn ở mức cao, dịch bệnh tàn phá, năng suất thấp khiến giá thành tôm nguyên liệu không thể thấp hơn”. Thị phần của DN tôm Việt Nam tiếp tục rơi vào tay DN Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador nếu không có những biện pháp khẩn cấp giải cứu vùng nuôi.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm