| Hotline: 0983.970.780

Xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp

Thứ Tư 21/04/2010 , 10:46 (GMT+7)

Hôm qua (20/4), Hội thảo Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và chính sách Đại đoàn kết dân tộc đã diễn ra tại Hà Nội...

Hôm qua (20/4), Hội thảo Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và chính sách Đại đoàn kết dân tộc đã diễn ra tại Hà Nội. Bản tham luận của Thứ thưởng Bộ NN- PTNT Hứa Đức Nhị đã vạch ra những nhiệm vụ trong việc phát triển nông lâm nghiệp, thực hiện ĐCĐC ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Thứ trưởng Hứa Đức Nhị, mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ nhưng công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bền vững. So với cả nước, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái nghèo. Thứ trưởng còn cho rằng, một số CT như 134, 135 và nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khác sẽ kết thúc trong năm nay nên nguồn lực dành cho phát triển vùng cao, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ bị hạn chế. Do đó, để thực hiện hiệu quả hơn nữa những chính sách, chương trình dự án của nhà nước và thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, cần thực hiện những nhiệm vụ chính và ưu tiên thực hiện phát triển SX nông - lâm nghiệp, giáo dục:

- Xây dựng chương trình khung nông thôn mới theo hướng lựa chọn đầu tư có mục tiêu, cụ thể hóa những chương trình, dự án cần ưu tiên. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển Kt- VH- XH, nâng cao thu nhập và tạo ý thức làm việc cho người dân.Trước mắt cần chỉ đạo tập trung các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường liên xã, phấn đấu 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã, đi lại được hai mùa mưa, nắng.

- Nhiệm vụ quan trong tiếp theo là phải phát triển nông, lâm nghiệp để giúp người dân nâng cao thu nhập và đời sống. Bà con dân tộc thiểu số phải được giúp đỡ, tư vấn về việc lựa chọn cây con SX có ưu thế để có thể hình thành vùng hàng hóa tập trung. Bên cạnh đó, các cơ quan khoa học, cơ quan khuyến nông của Bộ, ngành, tỉnh, huyện phải quan tâm giúp đỡ trực tiếp cho người dân xây dựng và thực hiện các mô hình liên kết nông nghiệp, vườn ao chuồng, rừng nhằm phát huy lợi thế địa phương.

- Ngoài ra, rừng phải được ưu tiên đầu tư, để giữ bằng được hệ thống rừng đầu nguồn, phải có chính sách khuyến khích để rừng càng phát triển thì lợi ích của bà con miền núi càng cao. Song song là hướng đầu tư mạnh về công nghiệp, chăn nuôi…vào những vùng thích hợp để tạo thu nhập, tránh phá rừng mà bà con vẫn ấm no. Từ những cơ sở đó, phải tổ chức được xây dựng nghề, quản lý rừng để dân tích cực tham và hưởng lợi, còn những nơi có điều kiện, phải hoàn thành ngay việc giao khoán đất rừng cho dân, cộng đồng. Cần nghiên cứu rà soát quy hoạch phát triển lâm nghiệp, điều chỉnh cơ cấu 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) phù hợp với từng vùng, từ đó, để đưa ra tầm nhìn dài hạn.

- Hoạt động khuyến nông nói chung đã góp phần quan trọng vào việc phát triển nông nghiệp nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã được bố trí cán bộ khuyến nông đến xã, thôn bản. Thời gian tới, sẽ tiếp tục tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ khuyến nông viên cơ sở với trình độ cao, có kiến thức tổng hợp cả về kiến thức xã hội lẫn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.