Bệnh nhân trong buổi chia sẻ kinh nghiệm y khoa phát hiện và điều trị hóc dị vật đường thở |
BS Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, ca này khá hiếm bởi thông thường, hóc dị vật đường thở đa phần xảy ra ở trẻ em. Đây là chẳng những là ca người lớn mà dị vật bị “ngó lơ” 10 tháng mới được phát hiện ra.
10 tháng trước chị NguyễnThị Th H, 39 tuổi, ngụ tại TX Kiết Tường, Long An ăn món vịt nấu chao thì bị hóc, ho sặc sụa một trận. Sau đó, chị luôn cảm thấy đau họng rồi lồng ngực, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường. Chỉ có điều là chị luôn bị các cơn ho kéo dài. Đi khám tại các bệnh viện, từ bệnh viện địa phương qua Bệnh viện tỉnh Đồng tháp đến lên Bệnh viện Sài Gòn… đều chẩn đoán chị bị viêm phế quản. Điều trị không dứt mà người chị ngày càng phù nề. Lo sợ mình bị ho lao, chị lên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tại đây cũng vẫn chẩn đoán chị bị viêm phế quản mãn tính. Sau khi đi nhiều bệnh viện, chụp rất nhiều phim X-Quang mà vẫn không hết bệnh, chị tự đi mua thuốc ở nhà thuốc về uống. Bệnh không dứt, người ngày càng tăng cân, ngày 12/2/2019 chị tìm đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM khám với nỗi lo sợ mình bị ung thư họng.
Bs Thái Hữu Dũng, phó khoa phẫu thuật đầu cổ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, chị H nhập viện trong tình trạng ran rít 1/3 giữa phổi phải, huyết áp dao động 180/130 mmHg và không đáp ứng thuốc hạ huyết áp thông thường. Xem hồ sơ và nghe bệnh nhân mô tả, các bác sĩ quyết định cho chụp CT-Scan thấy dị vật nằm ở phế quản thùy trung gian phổi phải. Do nằm lâu trong phổi, các mô xung quanh dị vật viêm sùi rất nhiều. Sau khi nội soi, lấy ra dị vật có kích thước 2 cm. Sau khi lấy dị vật xong vẫn phải tiếp tục điều trị các mô viêm sau đó, đến nay bệnh nhân mới hoàn toàn mạnh khỏe...