| Hotline: 0983.970.780

Xử lý vú sữa ra trái nghịch mùa

Thứ Tư 03/11/2010 , 10:27 (GMT+7)

Điều đầu tiên cần làm là vào khoảng tháng 8 âm lịch khi trái vú sữa lớn cỡ hột gà, hột vịt thì dùng kéo cắt cành (hoặc cưa) cắt những cành không có trái.

Hỏi: Nghe nói để thu được hiệu quả kinh tế cao, nhiều nhà vườn đã xử lý cho cam quýt, nhãn, bưởi, sầu riêng… ra trái nghịch mùa. Xin cho biết đối với cây vú sữa liệu có thể xử lý như vậy không? Nếu được, xin được hướng dẫn cách làm?

Huỳnh Văn Thịnh, Long Hồ (Vĩnh Long)

Trả lời: Đúng như bạn đã nghe nói, để thu được lợi nhuận cao trên một đơn vị diện tích, nhiều nhà vườn ở nước ta, nhất là những nhà vườn ở các vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái ở các tỉnh Nam bộ thường tìm cách xử lý cho nhiều loại cây ăn trái ra trái nghịch mùa. Với cây vú sữa nếu muốn bạn cũng có thể làm được. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn kinh nghiệm của một số nông dân ở xã Vĩnh Kim, Châu Thành (một trong những xã chuyên canh cây vú sữa Lò Rèn của tỉnh Tiền Giang) để bạn tham khảo và áp dụng thử.

Trong điều kiện bình thường vú sữa Lò Rèn thường cho trái rộ vào khoảng cuối tháng 11 đến cuối tháng 2 âm lịch, vụ này nhà vườn gọi là vụ chính. Do được thu hoạch dồn dập nên giá vú sữa rất thấp. Như bạn đã biết, cây vú sữa có nhiều cành nhánh, bên cạnh những cành nhánh đang cho trái thì có cả những cành nhánh không có trái. Vào khoảng tháng 8 âm lịch khi trái vú sữa lớn cỡ hột gà, hột vịt thì dùng kéo cắt cành (hoặc cưa) cắt những cành không có trái.

Thường thì chỉ cắt những cành lớn cỡ ngón tay, nhưng nếu muốn kết hợp đốn cho cây thấp xuống thì cũng có thể cắt cả những cành lớn cỡ cổ tay. Cắt cành xong, bón thêm phân để kích thích những cành vừa cắt ra tược non, ra hoa, kết trái (kết hợp nuôi trái cho những cành nhánh đang mang trái). Có thể chia phân bón thành ba đợt chính sau đây:

- Đợt một: Ngay sau khi cưa, cắt cành. Đợt này dùng phân NPK (loại 20-20-15), bón cho mỗi cây (khoảng 10 năm tuổi) từ 1,5-2 kg. Cách bón: dùng cào có răng bằng sắt đặt cách gốc cây 30-50 cm, nhấn cho răng cào ăn sâu xuống đất khoảng 1,0-1,5 cm rồi kéo cào ra phía ngoài cho gần hết phần tán lá (chú ý: không kéo cào ngang vì sẽ làm đứt nhiều rễ), cào nhiều đường tương tự như vậy. Cào xong, rải phân rồi phủ lá lên trên, tưới nước (nếu trời không mưa) cho phân tan và ngấm dần xuống đất thông qua các kẽ đất đã được cào.

Sau khi cắt cành, bón phân khoảng một tháng thì phía dưới chỗ cắt sẽ ra tược mới, khi những tược mới này dài khoảng 30 cm thì sẽ ra hoa.

- Đợt hai: Khi đậu trái. Đợt bón này dùng 1,5 kg phân urea + 150 gram phân kali rải bón cho một gốc.

- Đợt ba: Vào khoảng tháng 11 âm lịch. Đợt này bón dùng 1,5 kg phân urea + 200 gram phân kali và 100 gram vôi bột rải bón cho một gốc.

Làm cách này cây sẽ cho thu hoạch trái vào khoảng tháng 5 âm lịch, ở thời điểm này do là mùa nghịch nên vú sữa lò rèn có giá rất cao. Vụ nghịch thường có nhiều sâu đục trái. Để bảo vệ trái, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường do dùng thuốc trừ sâu thì khi trái lớn cỡ trứng gà bạn phải dùng bao nilon (bao giấy hay bao chuyên dùng) bao trái lại, để ngăn ngừa sâu đục trái và một số sâu bệnh khác như ruồi đục trái, rệp sáp, bệnh thối trái, bệnh bồ hóng trái…

Làm cách này cón làm cho vỏ trái sáng đẹp, bán được giá cao hơn. Cách làm này chủ yếu áp dụng cho những vườn vú sũa còn nhỏ tuổi (khoảng 8-9 tuổi). Cây già khó thành công hơn.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm