| Hotline: 0983.970.780

Xứ Nghệ chìm trong thương đau

Thứ Hai 11/11/2019 , 08:34 (GMT+7)

Điều kỳ diệu đã không xảy ra, toàn bộ 39 nạn nhân xấu số đã xác định rõ danh tính, trong đó hơn phân nửa đến từ Nghệ An.

15-23-38_1
Nỗi đau quá lớn với những người ở lại.

Sau hơn 2 tuần trông ngóng mỏi mòn, rốt cuộc tia hi vọng mong manh đã tan biến như bọt nước khi Bộ Công an chính thức công bố danh tính của 39 nạn nhân. Trong số những trường hợp trên có đến 21 nạn nhân quê Nghệ An.

Thảm kịch ập đến khiến nhiều gia đình chết lặng, chứng kiến cảnh cha mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con cái đối mặt với tương lai u ám thật quá bi thương.

Trong 39 nạn nhân có mặt trên container định mệnh có nhà gia cảnh khá giả, ngược lại không thiếu những trường hợp cất bước ra đi được xem như là cứu cánh duy nhất.

Căn nhà cấp bốn lụp xụp hằn rõ vết thời gian của anh Nguyễn Thọ Tuân (26 tuổi, trú xã Nam Thành, huyện Yên Thành) những ngày này bà con chòm xóm thường lui tới, họ mong mỏi sẻ chia phần nào mất mát quá lớn mà gia đình phải gánh chịu. Anh Tuân là một trong những nạn nhân vắn số, từ khi biết tin dữ của chồng, chị Trần Thị Tân như hóa điên dại, ngày đêm kêu gào trong vô thức. Lúc này chị Tân đang mang thai tháng thứ 7, trong khi cháu đầu hơn 1 tuổi chưa biết gì, nhác thấy bóng người lạ cháu khóc không ngớt.

Hành trình của Tuân cũng tương tự như bao người khác, để đến được mảnh đất hứa phải di chuyển lòng vòng qua các nước trung gian. Sau khi chi ra hàng trăm triệu đồng “khởi đầu”, ngày 21/10 Tuân gọi về dặn vợ chuẩn bị 13.000 bảng Anh, khi nào từ Pháp qua Anh thành công sẽ có người tới nhận tiền, không ngờ đây là lần liên lạc sau cuối.

“Hơn hai tuần chờ đợi nhằm níu kéo chút hi vọng mong manh, nay em trai tôi mất thật rồi”, anh Nguyễn Thọ Hạnh bùi ngùi nhắc đến em mình.

Khắp làng biển Diễn Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An) chìm một màu u ám khi 2 người con quê hương của họ, anh Cao Tiến Dũng và Cao Huy Thành gặp nạn nơi xứ người.

Cả 2 là đôi bạn thân từ tấm bé, cùng đồng cam cộng khổ, cùng nuôi giấc mộng cơm no áo ấm, về một tương lai sáng lạn hơn.

Dũng là con út trong gia đình có 4 anh chị em, bố mẹ đã mất. Dũng và vợ, chị Thạch Thị Bền đến với nhau bằng đôi bàn tay trắng, sau nhiều năm chung sống vẫn chưa dứt ra khỏi tình cảnh đói nghèo. Anh chị có với nhau 2 mặt con, áp lực kinh tế ngày càng đè nặng khiến gia đình trải qua lắm phen lao đao.

Nhiều năm đi biển không mang lại cuộc sống đủ đầy, chuyển sang đủ thứ nghề tình hình cũng chẳng cải thiện thêm là bao. Trong thế khốn cùng Dũng xác định bằng mọi giá phải “vượt biên” sang trời Âu.

Tháng 6/2018 Dũng tìm đường sang Nga, gần 1 năm sau anh thông báo di chuyển qua Đức. Làm việc ở đây được khoảng nửa năm, giữa tháng 9 vừa rồi Dũng nhảy sang Pháp trót lọt. Qua thông tin từ những người đi trước, Dũng quyết chí đi Anh nuôi giấc mộng đởi đời.

Nén thương đau vào lòng, gia đình đã lập bàn thờ vọng cúng người xấu số. Tiếng tụng kinh, gõ mõ vang lên không ngớt vẫn bị át đi bởi tiếng khóc xé lòng, ngồi bệt dưới nền nhà người thân ôm chầm lấy nhau nấc lên nghẹn ngào: “Về nhà đi em ơi! Sao em bỏ anh chị, bỏ vợ, bỏ con mà đi như vậy. Dũng ơi…”.

Ủ rũ trong góc nhà, tóc tai rũ rượi, trong cơn thần hồn nát thần tính chốc chốc chị Bền lại ôm chầm lấy di ảnh của chồng gào rú điên dại. Sát kế đó 2 đứa con thơ đảo mắt liến thoắng nhìn xung quanh, chúng còn quá nhỏ để cảm nhận hết được sự mất mát quá lớn.

Cách đó không bao xa, hoàn cảnh của anh Cao Huy Thành cũng hết sức bi thương. Hai vợ chồng kết hôn được 7 năm nhưng có với nhau tận 4 mặt con, cháu lớn năm nay vào lớp 1, cháu út (Cao Huy Trung Nghĩa – PV) chưa đầy năm. Con cái nheo nhóc, nhà lại đông miệng ăn thành thử áp lực luôn đè nặng trên đôi vai gầy của người đàn ông quanh năm lam lũ.

15-23-38_4
Tương lai của những đứa trẻ này sẽ về đâu khi thiếu đi chỗ dựa vững chắc.

Thương vợ, thương con anh không quản ngại bất kỳ điều gì, khó khăn đến mấy cũng chẳng nề hà, từ vươn khơi bám biển đến sang tận Lào gánh gồng mưu sinh anh đều làm tất. Dù vậy chung quy chỉ như muối bỏ bể, bộn bề gánh nặng thôi thúc anh lên đường tìm vận may nơi xứ người.

Kể từ khi Bộ Công an công bố danh tính, người nhà như bị đánh gục hoàn toàn. Niềm tin tuột xuống tận đáy, không khí buồn thảm đến mức người với người chạm mặt không hé nửa lời. Trên giường chị Giang nằm bẹp dúm như tàu lá, ngoài sân các con nhỏ khóc lóc ỉ ôi.

Hệ lụy tiềm tàng sau giấc mơ hoa

Theo đánh giá của cơ quan chuyên ngành, hành vi “Tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài” diễn biến ngày càng phức tạp, đường dây thường liên quan đến nhiều tỉnh, thành.

Các đối tượng phạm tội thường “núp bóng” công ty môi giới dịch vụ để đưa người đi XKLĐ thông qua tour du lịch, thăm thân, kết hôn giả… nhằm đạt mục đích. Đích đến thường là Angola, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước Đông Âu.

Thống kê cho thấy, hiện còn khoảng 12.435 lao động Nghệ An đang làm việc ở vùng biên giới không có hợp đồng theo quy định. Ở một diễn biến khác, tình trạng lao động Nghệ An tham gia XKLĐ bỏ trốn duy trì ở mức cao, chiếm tỉ lệ hơn 40%.

Ghi nhận trong 3 năm gần nhất các cơ quan chức năng đã phát hiện, khởi tố hàng chục vụ việc.

Điển hình là trường hợp của Lê Thanh Toàn (trú tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu), là giám đốc Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Du lịch Thanh Toàn, trụ sở đóng tại xã Diễn Yên. Mặc dù không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng Toàn vẫn bất chấp bằng cách thỏa thuận, nhận hơn 800 triệu đồng của 7 người để làm thủ tục cho họ đi Hàn Quốc. Với hành vi này, Toàn bị Tòa án tuyên 18 tháng tù cho hưởng án treo.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm