| Hotline: 0983.970.780

Xử thế nào với “dự án treo”?

Thứ Sáu 22/03/2013 , 09:46 (GMT+7)

Ứng xử ra sao với đất “dự án treo” (DAT) nếu muốn thu hồi trở lại phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp (SXNN)? NNVN đã nhận được một số ý kiến hiến kế về vấn đề này.

* Sai phạm thuộc về chủ đầu tư nên cần "thu hồi trắng" 

Ứng xử ra sao với đất “dự án treo” (DAT) nếu muốn thu hồi trở lại phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp (SXNN)? NNVN đã nhận được một số ý kiến hiến kế về vấn đề này.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, GĐ Trung tâm Tư vấn và Chính sách Nông nghiệp (Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn - IPSARD): Còn nước, còn tát

Việc sử dụng đất đai, tôi đã đi và nghiên cứu ở nhiều nước nhưng chưa thấy nước nào có thực trạng DAT nhức nhối như ở nước ta. Lỗi này phần lớn là do tư duy quy hoạch và giao đất cho công nghiệp theo kiểu “nhiệm kỳ”. Nhiều địa phương thiếu thực tế và ảo tưởng về việc phát triển công nghiệp, quy hoạch và thu hồi đất nông nghiệp hết sức tràn lan. Hệ lụy bây giờ, nếu muốn thu hồi đất DAT để quay trở lại SXNN theo tôi là không dễ giải quyết.

Pháp luật về đất đai hiện vẫn quy định cho phép chủ đầu tư của các DAT được nhận lại phần giá trị còn lại của tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các tài sản đã đầu tư trên đất (gọi tắt là “phần giá trị còn lại”) khi DAT bị thu hồi. Quan điểm của tôi, để xảy ra DAT thì đó là lỗi, và thậm chí phải coi là sai phạm của chủ đầu tư, đương nhiên chủ đầu tư phải bị “thu hồi trắng”, thậm chí phải bị xử phạt nữa là khác! Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang điều chỉnh vấn đề này theo hướng, chủ đầu tư của DAT bị thu hồi đất sẽ không được nhận lại “phần giá trị còn lại” theo tôi là rất đáng ủng hộ.


Đất DAT đã bị san lấp không thể nào trở về như ban đầu được nữa!

Về việc, liệu có phương án nào nếu muốn thu hồi đất DAT trả về cho SXNN hay không, căn cứ vào thực trạng cụ thể của từng dự án, theo tôi có mấy phương án:

+ Đối với DAT chưa đền bù cho dân và đất chưa bị san lấp mặt bằng, tôi ủng hộ việc trả lại đất cho dân SXNN. Bởi chủ trương của Chính phủ đang hết sức bảo vệ và hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa. Vì vậy “còn nước còn tát”, nếu đất chưa bị san lấp thì các địa phương nên điều chỉnh lại quy hoạch để giữ đất nông nghiệp, được chút nào hay chút đó.  

+ Đối với DAT mà đất đã được đền bù nhưng chưa san lấp, cũng nên thu hồi về để SXNN bằng cách cho thuê hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Nông nghiệp là lĩnh vực cần được hỗ trợ nâng đỡ, vì vậy cần có cơ chế tài chính để hỗ trợ cho đối tượng được thuê đất, giao đất nhằm SXNN trong trường hợp này, ví dụ hỗ trợ hạ tầng thủy lợi, giao thông, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho cả thời gian cho thuê - giao đất...

+ Đối với DAT mà đất đã được đền bù, và đã triển khai san lấp mặt bằng, nếu muốn quy hoạch trở lại làm đất SXNN bằng hình thức trồng trọt theo tôi là không nên bởi hiệu quả thấp, nếu phải bóc tầng đất san lấp để trả lại hiện trạng như xưa thì quá tốn kém và khó thực hiện. Vì vậy, chỉ nên cho thuê, giao đất có thu tiền sử dụng đất để cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức thực hiện các dự án phát triển chăn nuôi hoặc SXNN công nghệ cao, bởi các dự án kiểu này sẽ không cần tới yếu tố đất tốt hay xấu. Hiện không thiếu những chủ đầu tư muốn có đất để làm nông nghiệp công nghệ cao hoặc chăn nuôi, nhưng việc được giao đất, cho thuê đất đâu có dễ? Điều này cũng sẽ hết sức lí tưởng bởi đất đã san lấp ở các DAT đều rất đẹp, có quy hoạch xa khu dân cư... Nhà nước cũng cần có các giải pháp hỗ trợ cho đối tượng được thuê hoặc giao đất như đã nêu ở trên.  

Ông Trương Hợp Tác - Trưởng phòng Sử dụng đất và phân bón, Cục Trồng trọt: “Có như Nhật Bản được không?!”

Khách quan thì không thể nói là nên ủng hộ việc thu hồi đất DAT để trả về cho SXNN, hay là nên tiếp tục làm công nghiệp ở diện tích đất đó, bởi làm công nghiệp hay nông nghiệp đều có ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh giả thiết thu hồi đất DAT để trả về cho SXNN, cũng như căn cứ vào hiện trạng đất của các DAT, tôi có hai hướng ý kiến:

Đối với DAT mà đất chưa bị san lấp, tôi cho rằng việc trả lại đất để SXNN đương nhiên là sẽ rất dễ thực hiện chứ không có gì phức tạp. Nếu đi theo hướng này, cần phải có các giải pháp hỗ trợ để cải tạo đất, bởi đất ở nhiều DAT qua hàng chục năm không được canh tác sẽ cần phải tái cải tạo mới có thể SX trồng trọt có hiệu quả. Việc cải tạo đất hiện có rất nhiều cách và hoàn toàn thực hiện được.

Đối với DAT mà đất đã bị san lấp, theo tôi là không nên, và cũng khó có thể quay trở lại để SX trồng trọt. Chúng ta thu hồi đất nông nghiệp rồi san lấp để làm nông nghiệp đã là “chuyện ngược” rồi, giờ thu hồi đất công nghiệp để quay lại làm nông nghiệp thì lại càng là chuyện ngược nữa.

Tôi từng có thời gian dài học ở Nhật hồi những năm 1970, nên thấy thực trạng DAT ở nước ta bây giờ cũng chẳng khác gì so với ở Nhật Bản những năm cuối thập kỷ 60 – đầu thập kỷ 70. Có điều ở Nhật Bản hồi đó, các DAT dù có bị san lấp mặt bằng rồi, người ta vẫn buộc phải múc đất, trả lại nguyên trạng đất như ban đầu để SXNN. Còn ở Việt Nam, liệu có thể làm được điều đó hay không? Đó chính là vấn đề!

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.