| Hotline: 0983.970.780

Xuân ấm bên dòng nhựa trắng [Bài 2] Thôn bản đổi thay từ cao su

Thứ Tư 18/01/2023 , 14:33 (GMT+7)

Cùng với chủ trương chính của Đảng, từ ngày có cây cao su, diện mạo nông thôn vùng biên không ngừng 'thay da đổi thịt', đời sống bà con từng bước được nâng cao.

Thôn bản khoác lên màu áo mới

Sáng sớm tinh mơ, khi màn sương còn giăng phủ kín thôn bản, trong không gian tranh sáng tranh tối, những căn xây mới cạnh căn nhà sàn truyền thống của đồng bào S’tiêng ở thôn 3 xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã sáng đèn. Tiếng í ới gọi nhau đi cạo mủ mỗi buổi sớm của công nhân địa phương đã trở thành nếp quen nhiều năm nay. Giờ đây nếp nghĩ lao động sản xuất “thích thì làm không thích thì bỏ” của bà con đã được thay thế bằng cách làm công nghiệp, khoa học.

Những căn nhà của bà con công nhân đồng bào S'tiêng thôn Thiện Cư chạy đua thời gian để kịp đón Tết. Ảnh: Trần Trung.

Những căn nhà của bà con công nhân đồng bào S'tiêng thôn Thiện Cư chạy đua thời gian để kịp đón Tết. Ảnh: Trần Trung.

Hai năm trở lại đây, mùa Xuân nào của gia đình anh Điểu Khánh, công nhân Nông trường 5, Công ty cao su Lộc Ninh, cũng tràn ngập niềm vui bởi thu nhập của cả hai vợ chồng đều ở mức cao. Thêm vào đó, mỗi dịp Tết cả hai vợ chồng đều nhận được tiền thưởng do sản lượng vượt luôn đứng ở top đầu nông trường.

 “Trước đây, tôi ở nhà làm thợ sửa xe, một mình vợ đi cạo thôi. Thu nhập ở tiệm sửa xe mỗi tháng chỉ 4 – 5 triệu đổ lại nên Tết đến phải cân nhắc khi sắm Tết vì còn phải để dành tiền đóng học cho con. Năm 2020 tôi quyết định xin vào làm công nhân cao su. Từ khi vào công nhân, Tết của gia đình tôi khác hẳn ra, mua sắm thoải mái và rủng rỉnh hơn trước đây. Ngoài ra từ khi làm công nhân cao su cộng với tiền tích cóp lâu nay của hai vợ chồng, vừa rồi chúng tôi mua được miếng đất làm của để dành”,  anh Khánh phấn khởi chia sẻ.

Anh Điểu Khánh đã có mặt tại vườn cây mình phụ trách từ rất sớm để trút mủ. Ảnh: Trần Trung.

Anh Điểu Khánh đã có mặt tại vườn cây mình phụ trách từ rất sớm để trút mủ. Ảnh: Trần Trung.

Thôn Thiện Cư là nơi sinh sống của hơn 200 hộ, gần 400 nhân khẩu đồng bào S’tieng. Những căn nhà tranh vách nứa trước đây giờ đã được thay thế bằng những ngôi nhà xây kiên cố. Nhờ đồng lương cố định của gần 150 công nhân cao su trong bản và sự cần cù, chăm chỉ, đời sống người dân đã sang trang. Ti vi, xe máy, máy giặt, tủ lạnh... những vật dụng xa vời trước đây giờ đã có trong mỗi ngôi nhà.

Tương tự tại tiểu khu 67 ấp 10 Mẫu thuộc xã Phước Thiện, khu vực tái định cư của toàn bộ người đồng bào thiểu số của huyện Bù Đốp. Tiểu khu có gần 200 hộ, bình quân mỗi nhân khẩu được nhà nước cấp gần 2000 m2 đất. Nếu trước đây, bà con sống dựa vào đất và vào rừng lấy măng, thì nay hầu như nhà nào cũng có con em làm công nhân cạo mủ, nhờ vậy đời sống bà con ngày càng ổn định.

Anh Khánh bên mái ấm của mình sau 2 năm dành dụm từ tiền tiết kiệm khi vào làm công nhân. Ảnh: Trần Trung.

Anh Khánh bên mái ấm của mình sau 2 năm dành dụm từ tiền tiết kiệm khi vào làm công nhân. Ảnh: Trần Trung.

Ghé vào một căn nhà mới ven con đường, đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ, chất phác, anh Điểu Phúc cho biết: "Vợ chồng tôi ở đây đã 10 năm, trước vất vả lắm, gia đình có 4 khẩu nhưng cố lắm cũng đủ ăn, ở đây có 10 hộ thì 9 hộ thuộc hộ nghèo, hộ còn lại cũng diện cận nghèo. Thế nhưng, từ ngày vào làm công nhân cho công ty cao su, mỗi tháng đem lại thu nhập gần 10 triệu đồng, thời gian rảnh tôi còn tăng gia sản xuất, nuôi thêm dê, gà, heo, không chỉ đủ ăn, từ tiền tích góp tôi còn xây được nhà, xe máy, sắm sửa đồ dùng sinh hoạt, đầy đủ tiện nghi”.

Tranh thủ thời gian rảnh anh Điểu Phúc tăng gia sản xuất, cải thiện thu nhập. Ảnh: Trần Trung.

Tranh thủ thời gian rảnh anh Điểu Phúc tăng gia sản xuất, cải thiện thu nhập. Ảnh: Trần Trung.

Già Làng Điểu C’re, người có uy tín tại địa phương tiếp chuyện, cho biết: Hầu như nhà nào cũng có người tham gia công nhân cao su, có nhà có tới 4 lao động, còn thường thì từ 1 đến 2 lao động. “Nói chung về kinh tế của bà con nay phát triển rất mạnh rồi, các gia đình cũng đã ổn định và trang thiết bị trong gia đình bà con cũng mua sắm đây đủ hết rồi. Đồng bào nơi đây mừng và phấn khởi lắm”, già làng phấn khởi nói.

Tiếp sức chương trình nông thôn mới

Ngoài giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, điểm nhấn của các công ty cao su là khi nhà máy, nông trường đi đến đâu là hệ thống đường giao thông đến đó, chưa kể còn kéo theo hệ thống trường, trạm, vừa giúp người lao động an cư lập nghiệp, vừa chung tay cùng chính quyền địa phương các cấp hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.    

Một trong những con đường xuyên lô từ đầu tư của các công ty cao su, chạy đua thời gian kịp hoàn thành trước Tết, phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân và công nhân. Ảnh: Trần Trung.

Một trong những con đường xuyên lô từ đầu tư của các công ty cao su, chạy đua thời gian kịp hoàn thành trước Tết, phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân và công nhân. Ảnh: Trần Trung.

Từ chỗ tuyến đường giao thông nối liền từ thôn 6 xã biên giới Thiện Hưng đi ấp 10 Mẫu xã Phước Thiện trước đây chỉ toàn là đường đất đỏ, mùa nắng đầy bụi, mùa mưa sình lầy; điện nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt thiếu thốn..., đến nay, từ các nông trường, nhà máy, xí nghiệp và các tổ đội, đường giao thông liên thôn, liên xã vùng sâu, vùng xa đã có đường trải nhựa, đường cấp phối.

Theo ông Nguyễn Văn Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thiện, Phước Thiện là xã cuối cùng của huyện Bù Đốp sẽ về đích NTM trong năm 2022. Trong các tiêu chí thực hiện, tiêu chí về thu nhập và đường giao thông nông thôn là 2 tiêu chí nan giải nhất của địa phương. Tuy xã Phước Thiện có diện tích tương đối rộng với trên 135,81 km2 nhưng hầu hết là đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ khoảng 2000m2 đất ở và đất sản xuất, chưa kể dân cư phân bố không đồng đều. Bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự chung sức chung lòng của mọi tầng lớp nhân dân, sự đồng hành của các công ty cao su đứng chân trên địa bàn, qua thẩm định xã đã đạt 19/19 tiêu chí về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Các công ty cao su góp một phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng biên. Ảnh: Trần Trung.

Các công ty cao su góp một phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng biên. Ảnh: Trần Trung.

“Trong những năm qua, các công ty cao su đứng chân trên địa bàn, trong đó công công ty cao su Lộc Ninh đã phối hợp chăm lo lao động, làm tốt công tác an sinh trên địa bàn. Với mức thu nhập bình quân của công nhân cao su hiện nay trên 8 triệu đồng một tháng cùng các khoản phúc lợi khác đã cao hơn so với mức thu nhập trung bình 5 triệu đồng một tháng của người dân địa phương. Các công ty cao su góp phần giải bài toán thu nhập. Ngoài ra, các công ty còn làm tốt hệ thống đường giao thông nối giữa các đội với nhau góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí đường giao thông theo tiêu chuẩn nông thôn mới”, ông Nguyễn Đức Huy chia sẻ.

Các công ty cao su góp một phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng biên. Ảnh: Trần Trung.

Các công ty cao su góp một phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng biên. Ảnh: Trần Trung.

“Nâng cao thu nhập cho người dân là tiêu chí khó thực hiện nhất trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đối với huyện Bù Đốp nói chung, xã Phước Thiện nói riêng lại càng khó hơn khi đời sống của người dân phần lớn phụ thuộc vào phát triển nông nghiệp... Nhờ các công ty cao su đứng chân trên địa bàn, địa phương đã tháo gỡ một phần bài toán này”, ông Nguyễn Đức Huy nhấn mạnh.

Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, 6/6 xã biên giới trên địa bàn huyện Bù Đốp đã về đích. Tại các xã này, không chỉ diện mạo khang trang hơn mà đời sống của người dân cũng nâng lên. Bình quân thu nhập mỗi người hiện nay trên 60 triệu đồng, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.