| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu gần 2.600 tấn mía sang Trung Quốc

Thứ Hai 16/10/2023 , 09:40 (GMT+7)

Lai Châu đang từng bước mở rộng vùng mía nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước để nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hoang Thèn (huyện Phong Thổ, Lai Châu) chuyển sang trồng mía để có thu nhập. Ảnh: T.L.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hoang Thèn (huyện Phong Thổ, Lai Châu) chuyển sang trồng mía để có thu nhập. Ảnh: T.L.

Ông Vũ Hữu Lưỡng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết, diện tích trồng mía trên địa bàn hiện có là 113 ha. Trong đó, diện tích mía trồng theo phương thức liên kết giữa hợp tác xã và các hộ dân trên địa bàn là 105 ha, chủ yếu tập trung tại các xã Hoang Thèn 80 ha, thị trấn Phong Thổ 6,42 ha, xã Huổi Luông 6ha, xã Ma Li Pho 12 ha. Ngoài ra, diện tích mía do người dân trồng tự phát là 8ha tại các xã Khổng Lào là 5ha và xã Mường So 3 ha.

Diện tích mía thu hoạch khoảng 100ha, sản lượng ước đạt 2.856 tấn. Trong đó sản lượng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 2.564 tấn, sản lượng còn lại bán trong nước 392 tấn.

Với mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu mía đường, huyện Phong Thổ (Lai Châu) tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân trên địa bàn chuyển đổi đất trồng chuối, sắn, ngô… kém hiệu quả sang trồng mía. Qua đó, từng bước mở rộng vùng nguyên liệu mía, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước từ đó nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem thêm
Doanh nghiệp nên quan tâm phòng hộ giá qua thị trường cà phê phái sinh

Chuyên gia của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đưa ra công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trước những biến động của giá cà phê hiện nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

HanoPhavico xứng danh người đồng hành tin cậy của các hộ chăn nuôi

HanoPhavico không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thay đổi tư duy chăn nuôi theo hướng khoa học, hiệu quả, bền vững.