| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu không thể tốt khi dịch vụ logistics còn... lem nhem

Thứ Tư 04/12/2019 , 16:00 (GMT+7)

Dịch vụ logistics (liên vận) là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan... Phần lớn vướng mắc trong XNK nông sản có nguyên nhân là sự yếu kém về logistics.

Những công ty dịch vụ logistics "nông dân"

Hiện đa phần công nghệ chế thủy sản ở Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung còn yếu. Vì vậy nếu muốn bảm đảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng, nhiều mặt hàng thủy sản bắt buộc phải vận chuyển tức thời để đảm bảo "tuổi thọ" ngắn ngủi.

Đối với các mặt hàng thủy sản, đơn cử tôm Móng Cái, nếu muốn XK trực tiếp qua Trung Quốc, người dân vẫn thường làm theo cách ướp đá sau đó tự vận chuyển qua cầu phao, biên mậu. Nay, hoạt động XNK siết chặt, người dân mới bắt đầu tự tìm hiểu về dịch vụ logistics.

Dịch vụ liên vận đang đóng vai trò quan trọng trong XK thủy sản sang Trung Quốc.

Ông Bùi Ngọc Liêm, Chủ tịch Hội nghề cá TP Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết: Nếu như nói là không biết thì cũng không phải, bởi ngay các hộ nuôi tôm tại địa phương cũng tự hình thành chuỗi dịch vụ logistics theo hướng đơn giản. Vài năm trước khi thị trường Trung Quốc chưa yêu cầu khắt khe, thì đâu cần quan tâm phức tạp quá nhiều chi phí phát triển dịch vụ "hậu cần".

Quả nhiên là như vậy, ông Liêm tính sơ sơ: Trong tổng số hơn 1.100 cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng của TP Móng Cái, thì có đến 200 mô hình HTX, DN nhỏ lẻ đứng tên đầu ra cho các sản phẩm tôm của người dân. Số DN này là do người dân trong tổ kinh doanh tự đầu tư, đứng ra quản trị, liên kết với các dịch vụ XNK để XK tôm qua Trung Quốc. Gọi là liên kết cho “sang miệng”, chứ đều do các lái xe  dẫn mối DN NK, bốc dỡ hàng hóa là "người nhà".

Người dân đứng tên DN để giảm chi phí vận chuyển, chi phí thông quan. Tuy nhiên, nay phía nước bạn yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là danh mục cho phép NK không còn tôm ướp đá, chính điều này đã làm thay đổi hoàn toàn quá trình kinh doanh của những DN "nông dân" này. Tuy nhiên trình tự này đến quá nhanh, khiến người dân không kịp phản ứng.
 

Phát triển dịch vụ logistics

Hợp tác các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam với Trung Quốc qua Hiệp định thương mại tự do (CAFTA) ngày càng phát triển, hiệu quả và thực chất. Cộng đồng DN ngày càng phát triển, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kinh tế giữa 2 nước. Để có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng hàng hóa XNK, bao gồm cả nông, lâm, thủy hải sản, nhiều DN đóng chân tại TP Móng Cái đang phải gồng mình thích ứng.

Quá trình này là điều bắt buộc để tiến đến quy chuẩn quốc tế. Tuy nhiên nhiều hạn chế trong XK nông, lâm thủy sản được ông Dương Văn Thành, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thành Đạt (TP Móng Cái) chia sẻ: Trên góc độ DN kinh doanh nhiều năm cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn, DN nhận thấy những nỗ lực, cố gắng của địa phương trong việc khẩn trương thực hiện các nội dung công việc như: kết nối giao thông, đầu tư hạ tầng cửa khẩu, kết nối DN hai nước, nâng cao năng lực thông quan, đẩy mạnh giao thương và mở rộng chủng loại hàng hóa.

Hạ tầng biên mậu đã được đầu tư hoàn chỉnh

“Đặc biệt là khuyến khích tạo điều kiện cho DN đầu tư hạ tầng dể kinh doanh dịch vụ logistics như: kho bãi, dịch vụ bốc xếp, vận tải với năng lực thông quan đạt 4.000 xe containner/ngày. Theo tôi, kết quả này rất có ý nghĩa trong việc đón đầu sự hợp tác phát triển XNK, khẳng định vai trò, vị trí trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics khu vực”, ông Thành nói.

Kết quả phát triển thời gian qua thể hiện rõ nét ở các cửa khẩu lớn, nối liền biên giới hai nước như cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc) với lối thông quan cầu Bắc Luân I, cầu Bắc luân II, cửa khẩu Ka Long (TP Móng Cái) - bến Biên Mậu (TP Đông Hưng), Cảng cạn ICD, lối mở/cặp chợ biên giới qua cầu phao trên sông Ka Long.

Cùng với đó, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, vận tải biển đáp ứng yêu cầu cửa ngõ ASEAN - Trung Quốc, Tuy nhiên, yêu cầu cấp bách trước mắt cũng như nhiệm vụ lâu dài là hai TP phải đẩy nhanh hơn nữa dịch vụ logistics, gia công chế biến, bảo quản, vận chuyển vì những lĩnh vực này hiện còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu.

Ông Thành cho biết thêm: “Chúng tôi rất mong muốn cơ quan chức năng sớm đầu tư cảng biển Vạn Ninh để đáp ứng tàu trọng tải 3 vạn tấn ra vào thuận lợn. Thêm vào đó là sự kết nối các hãng vận tải quốc tế để đưa ra các cảng khẩu 2 TP vào lịch trình vận chuyển hàng hóa. Khi cảng biển Vạn Ninh được xây dựng sẽ kết nối với các cửa khẩu, lối mở và các cặp chợ sẽ được tối ưu hóa vận chuyển hàng bằng đường biển... đẩy nhanh tiến độ đầu tư đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khép kín giao thông tốc độ cao với các địa phương có sản phẩm nông, lâm, thủy sản XK".

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất