| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu nông sản: Những nút thắt cần tháo gỡ

Thứ Tư 06/03/2019 , 09:04 (GMT+7)

Ngày 5/3, Bộ NN-PTNT cùng Bộ Công thương, lãnh đạo UBND một số tỉnh thành, các tổ chức quốc tế và đông đảo DN, ngành hàng đã tham dự Diễn đàn đẩy mạnh SX gắn với tiêu thụ nông sản năm 2019. 

17-10-43_1
Trung Quốc là thị trường XK nông sản giành được đông đảo các ý kiến quan tâm, kiến nghị tháo gỡ

Hàng loạt những nút thắt, khó khăn vướng mắc, kiến nghị, hiến kế đã được đưa ra nhằm tạo bước đi vững chắc cho đầu ra của nông sản Việt Nam.
 

Mù mờ thông tin về thị trường

Với lợi thế tự nhiên, nhiều cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long đang có hàng loạt sản phẩm trái cây, rau củ quả tiềm năng XK rất lớn như: Khoai lang trồng tập trung khoảng 11 - 14 nghìn ha (nếu tiêu thụ được có thể mở rộng lên 20 nghìn ha); xoài 5.000ha; bưởi 8.600ha; cam 9.800ha; chôm chôm 2.750ha; sầu riêng 2.850ha; dưa hấu 2.400ha; dừa 10 nghìn ha... Gần đây, mít Thái và thanh long cũng đang nổi lên rất nhanh.

Tuy nhiên, khó khăn trong tiêu thụ đối với các mặt hàng nông sản của tỉnh, đó là DN xuất khẩu, chế biến còn ít, năng lực hạn chế, quy mô nhỏ, thiếu vai trò dẫn dắt về chuỗi giá trị nông sản, đặc biệt là thiếu thông tin về thị trường... Trong khi đó, bản thân địa phương cũng đang rất thiếu thông tin định hướng về thị trường, đặc biệt là về quy định, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn XK nông sản sang các thị trường quốc tế, nhất là thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường XK lớn của nhiều loại trái cây Việt Nam, nhưng tỉnh cũng như các DN hiện vẫn rất mù mờ về tiêu chí cụ thể các mặt hàng XK sang thị trường Trung Quốc để chủ động quy hoạch, tổ chức SX gắn với XK.
 

Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long: Dự báo tương lai bi đát của cây hồ tiêu

17-10-43_2

Đang là vụ thu hoạch hồ tiêu, và cũng đang là giai đoạn khó khăn nhất của ngành hồ tiêu Việt Nam. Hiện giá hồ tiêu trong nước chỉ còn trên dưới 43 nghìn đồng/kg (so với giá thành khoảng 50 nghìn đồng/kg). Sự xuống dốc thảm hại của ngành hồ tiêu Việt Nam hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ sự phát triển quá nóng về diện tích. Nếu như năm 2013, cả nước mới có 52 nghìn ha hồ tiêu thì đến năm 2019, tổng diện tích hồ tiêu cả nước đã lên tới gần 153 nghìn ha, tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng khoảng 5 năm.

Nguy hiểm là trong đó, có rất nhiều nơi cây hồ tiêu được trồng không phù hợp về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, không theo một quy trình kỹ thuật nào. Tổng sản lượng hồ tiêu toàn thế giới năm 2018 khoảng 525 nghìn tấn, trong đó riêng Việt Nam đã chiếm 245 nghìn tấn (khoảng 50%). Cả thế giới năm 2018 XK khoảng 388 nghìn tấn thì riêng Việt Nam đã chiếm 245 nghìn tấn (khoảng 60% tổng lượng XK toàn cầu).

Không chỉ riêng Việt Nam, bức tranh hồ tiêu quốc tế cũng đang cung vượt cầu rất mạnh. Nếu như giai đoạn 2013 - 2014, khi giá hồ tiêu Việt Nam có thời điểm lên tới 220 nghìn đồng/kg (quốc tế trên dưới 10 nghìn USD/tấn) thì hiện giá giao dịch quốc tế chỉ còn trên dưới 2.000 USD/tấn. Giai đoạn 2013 - 2014 trở đi, thế giới cũng đã chứng kiến một cơn lốc trồng hồ tiêu nổ ra khắp nơi. Brazil năm 2013 tổng sản lượng chỉ có khoảng 35 nghìn tấn hồ tiêu thì niên vụ 2019 này, dự kiến sẽ lên tới 90 nghìn tấn; Campuchia năm 2013 chỉ có 5.000 tấn thì năm nay dự kiến lên tới 32 nghìn tấn...

Riêng Việt Nam, niên vụ 2019, dự kiến sản lượng sẽ tiếp tục tăng so với năm 2018, với tổng sản lượng khoảng 250 nghìn tấn (tăng trên 5 nghìn tấn so với năm 2018). Trog khi đó, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới dự báo chỉ đạt mức tăng trung bình khoảng 2 - 2,2%/năm. Điều này dự báo một tương lai rất bi đát đối với cây hồ tiêu trong thời gian tới.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã có chỉ đạo phải tái cơ cấu toàn diện lại ngành hồ tiêu, cả về diện tích, chất lượng, nguyên liệu, đầu tư KH-CN, chế biến sâu... Chúng tôi đề nghị các bộ ngành, nhất là các địa phương cần thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, giảm và chỉ duy trì diện tích hồ tiêu cả nước trên dưới 110 nghìn ha (giảm 40-45 nghìn ha so với hiện nay), đặc biệt là các diện tích trái quy hoạch, không phù hợp (đặc biệt là Tây Nguyên). Trong bối cảnh hiện nay, cần có cơ chế để các ngân hàng cho phép giãn nợ, nhằm giúp người dân có khả năng tái đầu tư cho vụ hồ tiêu mới trong năm 2019, nếu không, hồ tiêu sẽ tiếp tục bị đẩy vào nguy cơ tàn lụi, dịch bệnh, nguy cơ xóa sổ nhiều diện tích.
 

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam: Sẽ sớm mở cửa thêm nhiều loại nông sản XK sang Trung Quốc

17-10-43_3

Năm 2018, tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản của Việt Nam khoảng 40 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 30%. Hiện nay, mỗi năm Trung Quốc NK nông sản trên dưới 100 tỷ USD, nhưng nhiều mặt hàng mà Trung Quốc có nhu cầu NK lớn, đồng thời cũng là mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế lại chưa được mở cửa, điển hình như sữa và sản phẩm sữa, thịt lợn, thịt bò...

Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng mà Việt Nam XK lượng lớn sang Trung Quốc, đồng thời cũng đang có nhu cầu gia tăng rất nhanh tại Trung Quốc như thủy sản, rau quả, gạo...

Vì vậy, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cũng đang nỗ lực phối hợp với các cơ quan trong nước cũng như các cơ quan của Việt Nam sớm làm việc để sớm cho phép NK chính thức một số sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các cơ quan hai bên cũng sẽ sớm làm việc để thống nhất cho phép thêm 8 loại sản phẩm rau quả của Việt Nam được XK chính ngạch sang Trung Quốc trong thời gian tới gồm sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang, na, dừa, doi, bơ. Đối với 8 mặt hàng trái cây đã được phép XK chính ngạch sang Trung Quốc, chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng lượng NK từ Việt Nam, nhất là dưa hấu, vải, thanh long, chuối... Vừa qua, chúng tôi đã nhận được công hàm của Việt Nam và sẽ sớm đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc có các đoàn cán bộ sang Việt Nam trực tiếp tập huấn cho các cơ quan chức năng và các DN về quy định, thủ tục đối với từng loại sản phẩm nông sản khi XK sang thị trường Trung Quốc...

Để khai thác hơn nữa thị trường Trung Quốc, chúng tôi khuyến cáo các cơ quan chức năng, các DN cũng như các địa phương trên cơ sở phối hợp giữa hai nước, cần có những tìm hiểu, nắm bắt càng sâu càng tốt về nhu cầu, chất lượng, thị hiếu, quy định về thủ tục XK... đối với từng mặt hàng cụ thể.

Bên cạnh đó, Việt Nam trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm, quản lí các điều kiện về vệ sinh ATTP trong SX, cải thiện mẫu mã, đóng gói sản phẩm khi XK sang thị trường Trung Quốc.

Đồng thời, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng cần từng bước tiến lên nông nghiệp quy mô lớn (mà Trung Quốc gọi là nền đại nông nghiệp). Bởi để XK sang một thị trường lớn như Trung Quốc, đòi hỏi số lượng phải đủ lớn, đồng nhất, giảm dần tính thời vụ...

Ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Năm 2018, lượng nông sản Việt Nam XK sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của địa bàn tỉnh Lạng Sơn lên tới khoảng 2 triệu tấn. Là địa bàn tiêu thụ nông sản chủ lực cho các địa phương trong nước sang thị trường Trung Quốc, chúng tôi rất sốt ruột khi hàng năm vẫn chứng kiến cảnh nông sản chở lên cửa khẩu xếp hàng, ăn chực nằm chờ, có khi phải đổ bỏ...

Một trong những hạn chế dẫn tới tình cảnh này, đó là hạ tầng cửa khẩu hiện còn quá yếu kém, thiếu các bến bãi tập kết, khu vực trung chuyển, kho ngoại quan, khu đóng gói bảo quản nông sản... Mỗi ngày, các cửa khẩu Lạng Sơn chỉ có khả năng thông quan 250-300 xe tải, nhưng có giai đoạn phải tiếp nhận tới 1.000 – 1.500 xe. Vì vậy, Chính phủ cần phải hết sức ưu tiên cho vấn đề xây dựng hạ tầng cửa khẩu.

Ông Hồ Tiến Thiệu, PCT UBND tỉnh Lạng Sơn

 

Xem thêm
Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...