| Hotline: 0983.970.780

Xuyên đêm kiểm tra an toàn thực phẩm chợ đầu mối

Thứ Năm 29/12/2022 , 09:53 (GMT+7)

Tối 28, rạng sáng 29/12, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đi kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp cận Tết tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, Hóc Môn.

Đoàn công tác do bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM làm trưởng đoàn có mặt tại Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lúc 23h ngày 28/12. Ghi nhận tại đây, hoạt động mua bán nông sản, hàng hóa diễn ra tấp nập; công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được Đội 2 - Ban Quản lý ATTP TP.HCM và Tổ kiểm soát ATTP Công ty CP quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức giám sát chặt.

Làm việc với đoàn công tác, ông Nguyễn Tấn Quang Vinh, Giám đốc kinh doanh Cty CP Quản lý và kinh doanh Chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức gồm 3 nhà lồng với 606 ô vựa kinh doanh ngành hàng rau, 696 ô vựa kinh doanh ngành hàng trái cây, 92 ô vựa kinh doanh ngành hoa tươi và 30 kiosque kinh doanh các ngành khác, chủ yếu là ngành hàng ăn uống… Bình quân mỗi ngày có 2.523 tấn rau, trái cây và hoa tươi nhập chợ.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, Tổ kiểm soát an toàn thực phẩm phối hợp Đội 2 (BQL ATTP TP.HCM), thường xuyên kiểm tra sổ ghi chép nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhắc nhở việc không sử dụng các hóa chất, chất bảo quản, chất phụ gia ngâm, tẩy trên trái cây, rau củ quả gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng có nguy cơ sử dụng hóa chất cao như măng chua, măng luộc, cải chua, chanh, bắp chuối – rau muống bào, hành - tỏi - ớt - sả xay.

Các xe nhập chợ đều phải thực hiện đăng ký xuống hàng, kê khai lượng hàng nhập chợ và thông tin nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đặc biệt là đối với sản phẩm thịt heo tươi sống, hàng đêm đều có lực lượng kiểm tra từng xe hàng, heo nhập chợ đều phải đeo vòng truy xuất nguồn gốc, xe đều phải có niêm phong trước khi lực lượng chức năng kiểm tra.

Đối với hàng nội địa, chủ hàng, chủ xe cung cấp thư hàng có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa khi đăng ký xuống hàng nhập chợ.

Đối với hàng ngoại nhập, chủ hàng, chủ xe phải xuất trình hợp đồng vận chuyển, giấy chứng nhận kiểm dịch và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, tờ khai hải quan … nếu có đủ hồ sơ lô hàng thì mới được đăng ký xuống hàng nhập chợ.

Ông Nguyễn Tấn Quang Vinh, Giám đốc kinh doanh Công ty CP Quản lý và kinh doanh Chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, qua các đợt tuyên truyền, giáo dục, trao đổi một số kiến thức cũng như các quy định xử phạt của Nhà nước có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, đến nay, các thương nhân nâng cao ý thức, hiểu rõ tác hại của việc sử dụng các loại hóa chất độc hại, chất phụ gia, chất bảo quản, chất tẩy trắng vào thực phẩm; nâng cao trách nhiệm của người kinh doanh trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Các thương nhân tại Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cũng đã ký cam kết không sử dụng hóa chất, chất phụ gia, chất tẩy trắng, chất bảo quản độc hại gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng và sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm.

Hiện nay, hai mặt hàng là củ cải trắng và carrot hoàn toàn không sơ chế tại chợ, chủ yếu sơ chế tại vùng trồng và bên ngoài chợ. Do đó, giảm thiểu được phần nào lượng rác thải ra môi trường tại chợ.

Đối với cà chua, thương nhân phải sơ chế và đóng gói vào rổ nhựa nhằm thuận lợi cho việc vận chuyển và hạn chế hư hại hàng hóa.

Cán bộ Đội 2 Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM thực hiện kiểm tra quét mã QR thông tin hàng hóa đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

Giám đốc kinh doanh Cty CP Quản lý và kinh doanh Chợ đầu mối Thủ Đức cho rằng, phần lớn thương nhân chấp hành tốt các quy định ATTP, nhưng vẫn còn một số ít thương nhân ý thức còn kém nên thực hiện chưa đầy đủ trong việc ghi chép sổ nguồn gốc hàng hóa, niêm yết giá bán hàng hóa, khám sức khỏe hàng năm và tập huấn kiến thức ATTP định kỳ.

Việc thu thập thông tin nguồn gốc hàng hóa chủ yếu từ tỉnh thành, huyện xã lớn chưa được chi tiết đến địa điểm cụ thể vùng trồng nên cũng gây khó khăn trong công tác quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Do đó, ông kiến nghị, cần có sự chỉ đạo của các Sở NN-PTNT các tỉnh thành để nông sản, hàng hóa được sơ chế tại vùng trồng, cũng như ghi chép chi tiết về vùng trồng để công tác quản lý truy xuất nguồn gốc được tốt hơn.

Rời khỏi chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, chúng tôi có mặt tại Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn gần 2h sáng 29/12. 

Lượng hàng hóa nhập chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn bình quân năm 2022 đạt khoảng 2.320 tấn/ngày-đêm. Trong đó, thịt heo khoảng 335 tấn (tương đương 4.470 con), trái cây khoảng 360 tấn/ngày-đêm, rau củ khoảng 1.625 tấn/ngày-đêm. Hàng hóa nhập chợ có 95% trong nước, khoảng 4% là Trung Quốc và 1% là các nước khác.

Ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Cty TNHH quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn cho biết, thịt heo nhập chợ phải là thịt heo tươi, được đeo vòng nhận diện, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm tra của thú y đúng theo quy định và phải được Đội 9 (BQL ATTP TP.HCM), Ban quản lý Chợ kiểm tra trước khi vào chợ. Tất cả các xe chở thịt, cơ sở vật chất quầy sạp, chợ thịt luôn được vệ sinh tiêu độc khử trùng hàng ngày đúng theo qui định, dụng cụ trang thiết bị kinh doanh, chế biến của thương nhân đều được vệ sinh hàng ngày.

Để kiểm tra nguồn gốc, chất lượng hàng hóa Công ty TNHH quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn phối hợp với BQL ATTP TP.HCM lấy mẫu kiểm tra, giám sát về việc sử dụng các hoạt chất cấm ngoài danh mục theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất, đặc biệt tăng cường vào những dịp cao điểm như lễ, Tết hoặc có nguy cơ cao. Trong năm 2022, đã lấy 204 mẫu kiểm tra chất cấm, chất tạo nạc (thịt heo), tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (rau, củ, quả), kết quả 100% mẫu âm tính.

Tại buổi làm việc, ban quản lý Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức và Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn đều có kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương giải quyết triệt để tình trạng kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng đường, lề đường gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông, gây nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý chợ, mất công bằng đối với các thương nhân trong chợ.

"Sau dịch bệnh Covid-19 thì vấn đề bán hàng tự phát phát triển quá nhiều và chúng ta chưa kiểm soát được tốt phần này. Cần có sự kiểm soát chặt hơn trong thời gian tới đối với những điểm bán hàng tự phát. Bởi như vậy là không công bằng cho những tiểu thương buôn bán hợp pháp ở trong chợ, họ phải đóng thuế, phải chịu sự kiểm soát về chất lượng cũng như độ an toàn của thực phẩm, phải đáp ứng tất cả những yêu cầu, trong khi đó bên ngoài thì không ai kiểm soát. Chúng tôi kêu gọi người dân và đặc biệt là tiểu thương ở các chợ truyền thống, khi đến chợ đầu mối mua hàng hãy vào chợ mua đàng hoàng, đúng ở sạp nào có hóa đơn, chứng từ", bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM nói.

'Chắp cánh' cho sản phẩm OCOP Hải Phòng vươn xa

'Chắp cánh' cho sản phẩm OCOP Hải Phòng vươn xa

Kinh tế 14:14

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội thảo để giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trên địa bàn xây dựng và phát triển thương hiệu.

Giá cả đang cản trở người tiêu dùng chọn sản phẩm xanh

Giá cả đang cản trở người tiêu dùng chọn sản phẩm xanh

Kinh tế 06:52

Người tiêu dùng có nhận thức cao về tiêu dùng xanh, nhưng giá cả đang là rào cản quan trọng nhất khiến nhiều người tiêu dùng chưa mua sản phẩm xanh.

C.P. Việt Nam và PSAV ký kết hợp tác công tư

C.P. Việt Nam và PSAV ký kết hợp tác công tư

Kinh tế 23:17

C.P. Việt Nam và PSAV vừa kí kết ‘Hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững ở Việt Nam’.

Cao su Chư Prông tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ

Cao su Chư Prông tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ

Trong 2 ngày 30-31/10, tại Nông trường Cao su Thanh Bình, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2024.

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn nhất cho Trung Quốc về sản lượng

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn nhất cho Trung Quốc về sản lượng

Tuy nhiên xét về giá trị, Việt Nam chỉ đứng thứ 2, chiếm 12,1% tỷ trọng, thấp hơn nhiều so với mức 39,6% của thị trường cung cấp chè lớn nhất là Sri Lanka.

Dự báo xuất khẩu hạt điều các tháng cuối năm tăng mạnh

Dự báo xuất khẩu hạt điều các tháng cuối năm tăng mạnh

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 543,5 nghìn tấn, trị giá 3,15 tỷ USD.

Xem thêm

Bình luận mới nhất