| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 31/07/2019 , 08:56 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 08:56 - 31/07/2019

Ý tưởng nhỏ, ý nghĩa lớn

Còn hơn một tháng nữa mới tới ngày khai giảng, nhưng bé Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 5 trường phổ thông Marie Curie Hà Nội đã có một bức thư gửi thầy hiệu trưởng trường mình và nhiều thầy hiệu trưởng các trường khác trên Hà Nội.

Theo đó, bé đề nghị các thầy trong ngày khai giảng tới hãy dừng việc thả bóng bay lên trời, vì “bóng bay làm bằng nilo, tức là bằng nhựa, vì vậy khi bóng bay bay lên trời, chim mổ ăn có thể bị chặn đường ruột dẫn tới chết đói.

Ảnh minh họa.

Còn khi bóng bay rơi xuống biển, rùa và các loại cá có thể nhầm lẫn giữa bóng bay với sứa biển rồi nuốt vào, ruy băng và dây buộc bóng cũng có thể khiến chúng mắc kẹt và chết...”.

Bức thư của cô bé chuẩn bị bước vào lớp 6, ngay lập tức đã có sức lan tỏa rất mạnh tới không chỉ các trường học mà còn cả tới cộng đồng xã hội.

Đích thân Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã viết thư gửi cô bé, khen ngợi ý tưởng “ngày khai giảng không bóng bay” của cháu tuy là một ý tưởng nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó thì thật lớn lao.

Còn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, khi trả lời báo chí, cũng nói rằng ý tưởng của bé Nguyệt Linh rất đáng khen ngợi, biểu dương, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất ủng hộ, khuyến khích việc ngày khai giảng không bóng bay của bé.

Từ nhiều năm nay, việc thả những chiếc bóng bay trong ngày khai giảng đã trở thành phổ biến với tất cả các trường, từ tiểu học tới đại học, trên cả nước. Không chỉ thế, việc thả bóng bay còn được gặp ở rất nhiều lễ hội hay những cuộc động thổ, khai trương khác.

Bóng bay là thứ đồ nhựa dùng một lần. Dù có bay cao đến đâu thì đích đến cuối cùng của chúng cũng là mặt đất hay mặt biển, trở thành rác thải nhựa. Mỗi năm, có hàng trăm ngàn cuộc thả bóng bay.

Mỗi cuộc, có hàng trăm hàng ngàn trái bóng bay được thả. Tính ra đã có hàng chục triệu trái bóng bay được sử dụng 1 lần rồi trở thành rác thải nhựa, góp phần làm tăng lượng rác thải nhựa mà cả nước đã thải ra, đang được xếp vào 1 trong 4 quốc gia thải nhựa lớn nhất thế giới.

Từ nay đến năm 2025, năm mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết là Việt Nam sẽ không còn sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần tại cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào cuối tháng 6 năm 2019, chỉ còn mấy năm nữa. Chúng ta sẽ trở thành những kẻ nuốt lời, nếu mỗi người dân không tự ý thức được việc này, để tự mình hạn chế dùng thứ đồ sinh rác mà phải mất chừng một vài thế kỉ mới phân hủy hết.

Trong tình hình đó, ý tưởng của một cháu bé 12 tuổi trở nên vô cùng có ý nghĩa. Mỗi mùa khai giảng, mỗi cuộc lễ hội đều không có bóng bay, tức là chúng ta đã hạn chế được hàng tấn rác thải nhựa, tức là đất nước ta sẽ xanh hơn, sẽ sạch hơn đẹp hơn.

Không thả bóng bay lên trời trong bất cứ một trường hợp nào. Rất cần thiết hãy nhân ý tưởng này thành một phong trào, một hành động trên cả nước.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm