| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái còn để cháy rừng?

Thứ Sáu 14/11/2014 , 09:13 (GMT+7)

Như một căn bệnh kinh niên, mùa khô năm nào cũng vậy lửa cháy rừng ngùn ngụt khắp các huyện phía Tây tỉnh Yên Bái, ít thì vài trăm ha, nhiều thì hàng ngàn ha. 

Với rất nhiều biện pháp để bảo vệ rừng, mùa khô 2014-2015 Yên Bái còn để cháy rừng? Đó là câu hỏi không dễ trả lời được...

Tỉnh Yên Bái hiện có 416.145 ha rừng có độ che phủ, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 240.976 ha, rừng trồng 175.169 ha, ngoài ra diện tích rừng mới trồng là 11.992 ha, tỷ lệ che phủ đạt 60,43%. So với vài chục năm trước đây, diện tích rừng đang được hồi phục, đó là nhờ Yên Bái đã đẩy mạnh việc giao đất giao rừng để người dân tự bỏ vốn trồng rừng.

Với diện tích 164.708 ha rừng phòng hộ, đặc dụng thuộc dự án 5 triệu ha rừng, đây là diện tích rừng có trữ lượng gỗ lớn nên dễ bị xâm hại nhất, các huyện có rừng đã lập hồ sơ giao khoán bảo vệ cho 12.000 hộ và nhóm hộ nhận khoán 39.000 ha, đơn giá 50.000 đồng/ha.

Với mức khoán quá thấp như vậy nhưng cũng tạo cho người dân có nguồn thu nhập từ rừng, để họ có ý thức bảo vệ rừng (BVR) tốt hơn.

Các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp BVR, nhưng tình trạng khai thác lâm sản, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.

Tính đến cuối tháng 10/2014 lực lượng kiểm lâm và các ngành có liên quan đã lập biên bản 195 vụ vi phạm Luật Bảo vệ rừng, thu giữ 46m3 gỗ xẻ các loại, trong đó có 31m3 pơ mu; vận chuyển lâm sản trái phép 79 vụ, khai thác lâm sản 13 vụ... số vụ xử lý 185 vụ, khởi tố hình sự 3 vụ, thu nộp ngân sách 546.616.000 đồng.

Điều tỉnh Yên Bái lo ngại nhất mỗi khi mùa khô tới là nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, đốt các bãi chăn thả gia súc... để lửa lan vào các khu rừng, khiến hàng trăm ha rừng bị huỷ hoại, biến khỏi mặt đất chỉ sau vài giờ.

Mùa khô 2013-2014, Yên Bái để xảy ra 9 vụ cháy rừng, tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 692,2 ha, trong đó rừng trồng bị cháy nhiều nhất thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu 585,7 ha, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải là 100,8 ha.

14-16-33_h1
Cán bộ kiểm lâm địa bàn tuyên truyền phát luật BVR và PCCCR cho người dân ở huyện Văn Yên

14-16-33_h3Ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái: Nhằm giảm các vụ cháy rừng vào mùa khô năm 2014-2015 cũng như diện tích rừng bị cháy ở mức thấp nhất Chi cục Kiểm lâm Yên Bái đã điều động 15 cán bộ kiểm lâm địa bàn từ vùng thấp lên vùng cao trong mùa khô hanh tới những xã có nguy cơ cháy rừng cao giúp chính quyền địa phương triển khai các biện pháp BVR và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thành lập đường dây nóng ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để kịp thời nắm bắt diễn biến cháy rừng để có biện pháp chữa cháy hiệu quả nhất. Với phương châm phòng là chính, các cấp chính quyền và kiểm lâm tích cực vận động mọi người dân tham gia phòng cháy chữa cháy rừng...

Vụ cháy rừng ngày 15/2/2014 đã khiến anh Giàng Cháng Mua, sinh năm 1970, trú tại tổ 1, thị trấn Mù Cang Chải do ngủ trong lều nương khi cháy rừng không chạy kịp đã bị lửa thiêu chết cháy, ngoài ra còn 5 người khác bị thương.

Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố ông Giàng A Tống, sinh năm 1966, trú tại thôn Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu gây ra vụ cháy rừng ngày 18/3/2014 làm thiệt hại 31,2 ha.

Một điều đáng quan tâm là từ nhiều năm nay rừng Yên Bái bị cháy đều do người gây ra, tập trung ở hai Ban Quản lý rừng phòng hộ, số tiền thiệt hại do cháy rừng nếu tính bằng số tiền đầu tư thì giá trị thiệt hại là nhiều tỷ đồng.

Sau khi tìm hiểu diện tích rừng bị cháy, chúng tôi thấy phần lớn diện tích rừng nằm ở độ cao từ 1.800m trở lên, do trồng ở độ cao như vậy gió núi mạnh cây bị lay gốc, gãy ngọn nên không phát triển được, mặc dù rừng trồng 3-4 năm tuổi nhưng chỉ cao hơn 1m, thấp hơn cỏ, nên cháy xảy ra khó cứu chữa.

Diện tích rừng bị cháy thường nằm ở các khu vực giáp ranh giữa các địa phương, gần các đồng cỏ chăn thả gia súc tự nhiên của người dân. Vào mùa khô người dân thường đốt các bãi chăn thả để mùa xuân cây cỏ mọc lên cho gia súc ăn, chính vì thế nên lửa đã lan vào các khu rừng trồng.

Từ đó, đặt ra việc quy hoạch rừng trồng của Yên Bái phải phù hợp với điều kiện sinh trưởng của từng loại cây rừng trồng, nhất là không nên trồng rừng vào các bãi chăn thả gia súc của người dân. Nếu không việc trồng rừng chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ.

Để ngăn chặn việc đốt phá rừng làm nương rẫy lan ra các khu rừng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã in ấn phát 10.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền tới tận người dân và trong các trường học, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới 75.000 lượt người dân.

Xây dựng 310 tổ xung kích chữa cháy rừng với 3.214 người tham gia. Tổ chức 10 lớp tập huấn về phòng cháy, chữa cháy rừng cho các tổ xung kích và các chủ rừng tham gia.

Thực hiện việc “cưỡng chế” đốt nương rẫy vào ban ngày có sự giám sát của trưởng thôn, bản và kiểm lâm để lửa không lan ra các khu rừng bên cạnh. Xây dựng mới 20 km đường băng cản lửa, phát dọn 97,6 km đường băng cản lửa cũ tại các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở các huyện có nguy cơ cháy rừng cao, như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên và Yên Bình.

Từ tất cả những cố gắng đó, nhưng chưa hẳn công tác phòng chống cháy rừng ở Yên Bái đã yên tâm. Câu hỏi đặt ra là: Mùa khô năm nay rừng Yên Bái có tiếp tục bị cháy?

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm