| Hotline: 0983.970.780

TPHCM:

6 sinh viên Y dược bị đuổi học vì gian lận hồ sơ

Thứ Năm 15/06/2017 , 14:16 (GMT+7)

Sau quá trình hậu kiểm, trường ĐH Y dược TPHCM phát hiện 6 sinh viên dạng ưu tiên cử tuyển không phải là con em đồng bào dân tộc thiểu số mà là người Kinh. Nhà trường đã có quyết định buộc thôi học đối với những sinh viên này.

Mới đây, PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Y Dược TPHCM đã ký ban hành quyết định số 1230/QĐ-ĐHYD buộc thôi học 6 sinh viên của tỉnh Bình Phước đang theo học tại trường này trong năm học năm 2016-2017 vì không có tên trong danh sách được tỉnh này cử đi học. Các sinh viên bị đuổi học gồm: T. M. C. (sinh năm 1994, ngành y học dự phòng), H. M. Đ. (1996, ngành y đa khoa), P. T. Q. N. (1996, ngành y đa khoa), N. T. H. P. (1996, ngành y học dự phòng), N. T. H. T. (1992, ngành dược học) và V. T. T. (1995, ngành y học cổ truyền).

Sau khi hậu kiểm, trường ĐH Y dược TPHCM có quyết định vuộc thôi học với 6 sinh viên có hành vi gian lận hồ sơ là người dân tộc thiểu số
 
Trước đó, ngày 19/10/2016, trường ĐH Y dược TPHCM cũng đã có công văn số 1090/ĐHYD- ĐT gửi UBND tỉnh Bình Phước về việc xác minh hồ sơ sinh viên cử tuyển. Lí do được trường đưa ra vì sau khi kiểm tra hồ sơ học sinh diện cử tuyển năm 2014, nhà trường nhận thấy UBND tỉnh Bình Phước có gửi Quyết định số 2125/ QD- UBND ngày 10/10/2014 về việc cử tuyển học sinh đi học ĐH- CĐ năm 2014 và 2 danh sách: danh sách 11 học sinh của UBND tỉnh Bình Phước và danh sách 7 học sinh chỉ đóng dấu treo của UBND tỉnh Bình Phước…

Qua xác minh, tỉnh Bình Phước đã có văn bản xác nhận hồ sơ lưu của 6 sinh viên này tại tỉnh không trùng khớp với hồ sơ mà nhà trường có được. Từ thông tin đó, lãnh đạo trường ĐH Y dược TPHCM đã ra quyết định đuổi học các sinh viên này.

Điều đáng nói đây không phải trường hợp đầu tiên sinh viên cử tuyển của tỉnh Bình Phước bị buộc thôi học do gian lận hồ sơ là người dân tộc thiểu số. Trước đó, vào ngày 10/11/2016, trường ĐH Y dược TPHCM cũng đã phát hiện sinh viên Đ.H.H là người Kinh, ở tỉnh Bình Phước không thuộc đối tượng cử tuyển được dự thi và đi học nhưng vẫn có tên trong danh sách. Ngay lập tức, trường đã lập tức ban hành quyết định buộc thôi học và xóa tên sinh viên này.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm