| Hotline: 0983.970.780

Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Thứ Ba 30/04/2024 , 08:36 (GMT+7)

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Trái ngược với không khí có phần oi nồng những ngày nóng nực của tháng 4, khi bước chân vào khuôn viên của khu vực bảo tàng sinh thái tre và bảo tồn thực vật thuộc làng tre Phú An (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương), mọi thứ bỗng êm dịu và lắng đọng trở lại.

Làng tre Phú An là một dự án bảo tồn sinh thái nguồn gen tre và thảm thực vật ven sông Sài Gòn của Bình Dương và khu vực Đông Nam bộ. Ảnh: Trần Phi.

Làng tre Phú An là một dự án bảo tồn sinh thái nguồn gen tre và thảm thực vật ven sông Sài Gòn của Bình Dương và khu vực Đông Nam bộ. Ảnh: Trần Phi.

25 năm bảo tồn nguồn giống tre

Làng tre Phú An là một dự án bảo tồn sinh thái nguồn gen tre và thảm thực vật ven sông Sài Gòn của Bình Dương và khu vực Đông Nam bộ. Dự án này được hình thành từ ý tưởng khoa học của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học tự nhiên (KHTN), Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 1999. Làng tre Phú An đã trở thành một điểm đến lý tưởng, góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái đối với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ngoài ra, dự án cũng nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia, nhà khoa học yêu mến thiên nhiên từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có các nhà khoa học và chính quyền Vùng Rhône Alpes, vườn thiên nhiên Pilat thuộc nước Pháp.

1

Tiến sĩ thực vật học Diệp Thị Mỹ Hạnh (phải) đã dành gần như thanh xuân của mình để nghiên cứu về loài cây mang hồn cốt Việt. Ảnh: Trần Phi.

Hiện làng tre Phú An đang trực tiếp hỗ trợ các nhà khoa học và các nhóm sinh viên thực hiện công tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen tre và hệ thống thảm thực vật ven sông Sài Gòn. Dự án hiện có khoảng 1.500 bụi tre với hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa thuộc 17 giống, chiếm gần 90% giống tre ở Việt Nam. Làng tre Phú An đang là điểm đến lý tưởng cho hình mẫu vườn sinh thái và đồng thời cũng đang là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Làng tre Phú An đã nhận được giải thưởng Equator Prize về đa dạng sinh học của Liên Hợp quốc vào năm 2010, nhờ đóng góp quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen tre và thảm thực vật khu vực xích đạo. Sau khi nhận giải thưởng này, lượng khách du lịch đến đây đã tăng đáng kể, trung bình hàng năm trên 5.000 người. Đa số du khách đến đây mong muốn trải nghiệm cảm giác hòa mình vào thiên nhiên và tái hiện lại kỷ niệm thời thơ ấu.

Làng tre Phú An được thiết kế theo phong cách thoáng đãng, kết hợp giữa nét hiện đại của nông thôn kiểu mới và sự chân chất, mộc mạc của miền quê Việt Nam xưa. Dự án đã trải qua những khó khăn ban đầu, nhưng hiện nay đã trở thành điểm đến du lịch sinh thái, bảo tồn nguồn gen tre hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Làng tre Phú An có đóng góp quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen tre và thảm thực vật khu vực xích đạo. Ảnh: Trần Phi.

Làng tre Phú An có đóng góp quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen tre và thảm thực vật khu vực xích đạo. Ảnh: Trần Phi.

Ông Đặng Trung Kiệt, Phó Chủ tịch UBND xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương - người từng có nhiều năm đồng hành với dự án cho biết, ông rất tự hào và may mắn khi được chung tay, góp sức hỗ trợ làng tre Phú An phát triển như ngày hôm nay. “Những năm qua, nhờ sử dụng các sản phẩm từ tre mà nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã tiết kiệm được khoản lớn chi phí vận hành, ghi điểm đối với đối tác và khách hàng nhờ sản xuất được hệ thống bao bì thân thiện với môi trường từ vật liệu tre", ông Kiệt chia sẻ.

Nơi chữa lành tâm hồn và khơi dậy tình yêu thiên nhiên

Sau khi khám phá tour làng tre Phú An với các điểm đến như đồi J, đồi Nhân ái, khu trưng bày di sản tre Việt Nam và khu trưng bày hệ sinh thái thực vật bảo tồn khác, chúng tôi nhận thấy rằng đây là một nơi tuyệt vời để trải nghiệm và tìm hiểu về thiên nhiên.

Khi đến với làng tre Phú An, du khách có thể quét mã QR để tìm hiểu về từng giống tre và nguồn gốc đặc biệt của chúng. Ảnh: Trần Phi.

Khi đến với làng tre Phú An, du khách có thể quét mã QR để tìm hiểu về từng giống tre và nguồn gốc đặc biệt của chúng. Ảnh: Trần Phi.

Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh, du khách đến từ TP.HCM cho biết, khi bước chân vào khu vực bảo tồn sinh thái ở làng tre Phú An, chị dường như đã rũ bỏ được sự xô bồ, náo nhiệt của cuộc sống phố thị. “Trong không gian tươi mát, mộc mạc yên tĩnh này, tôi được thả hồn mình về với tuổi thơ, với thiên nhiên, để xua tan đi những mệt nhọc và công việc hằng ngày. Đây còn là nơi bảo tồn nhiều giống tre, mà trước giờ tôi chưa từng thấy, thật ý nghĩa khi đặt chân đến đây…”, chị Quỳnh chia sẻ.

Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới mục tiêu gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái, hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và nhân rộng diện tích trồng các loại tre, nứa… cũng được khuyến cáo. Vật liệu làm từ tre, nứa, mây có độ bền và đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều gia đình. Ngoài ra, các sản phẩm từ tre, nứa, mây cũng được đánh giá cao về khía cạnh thẩm mỹ.

Theo thống kê của Ban quản lý làng tre Phú An, tính đến tháng 12/2023 làng tre đã tiếp nhận hơn 70.000 lượt khách tham quan, nghiên cứu, học tập. Đại đa số là nhóm người trẻ với khao khát trải nghiệm giá trị truyền thống giữa nhịp sống phố thị. 

Hiện làng tre Phú An đang trực tiếp hỗ trợ các nhà khoa học và các nhóm sinh viên thực hiện công tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen tre và hệ thống thảm thực vật ven sông Sài Gòn. Ảnh: Trần Phi.

Hiện làng tre Phú An đang trực tiếp hỗ trợ các nhà khoa học và các nhóm sinh viên thực hiện công tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen tre và hệ thống thảm thực vật ven sông Sài Gòn. Ảnh: Trần Phi.

Có thể thấy, tre là một loại cây rất quan trọng và gần gũi với người dân Việt Nam. Dù ở bất kỳ đâu trên đất nước, hình ảnh cây tre luôn xuất hiện trong tâm thức của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay, những lũy tre làng và hàng tre đang dần mất đi ở các làng quê Việt Nam. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển lại những bụi tre xanh, không chỉ đáp ứng được mục đích bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên mà còn góp phần phát triển nông nghiệp xanh, du lịch xanh từ cây tre một cách bền vững.

Xem thêm
TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.