| Hotline: 0983.970.780

Xứ Thanh đỏ lửa

Thứ Ba 15/01/2013 , 11:46 (GMT+7)

Tết cổ truyền đang đến gần, trong cái rét như cắt da cắt thịt, có lúc nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ C, chúng tôi về làng nghề bánh đa nem cầu Bố (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Tết cổ truyền đang đến gần, trong cái rét như cắt da cắt thịt, có lúc nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ C, chúng tôi về làng nghề bánh đa nem cầu Bố (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Dù nhiệt độ xuống thấp kèm mưa phùn, ở đây, bếp than vẫn ngày ngày đỏ lửa.

Bánh đa nem Cầu Bố

Bên nồi tráng bánh khói bốc nghi ngút, chị Trương Thị Mười vừa luôn tay múc bột tráng bánh, nhấc bánh ra, trải bánh lên trành, vừa trò chuyện với khách. Chị cho biết, gần Tết nên có nhiều người đến đặt hàng. Mặc dù trời mưa gió, thời tiết không thuận lợi cho việc sản xuất và phơi bánh nhưng vẫn phải làm, kịp giao bánh theo đơn đặt hàng cho khách.

Theo chị Mười thì nghề làm bánh đa nem khá vất vả. Bởi đây là nghề được làm theo phương pháp thủ công truyền thống. Vất vả ngay từ công đoạn xay bột. Ngày xưa, các gia đình phải xay bột nước từ sức nghiền của hai thớt cối đá quai bằng tay. Thường thì ban ngày tráng bánh, đến đêm khuya khoắt mới có thời gian để xay bột chuẩn bị nguyên liệu cho ngày mai tráng bánh. Bây giờ, công đoạn xay bột đã có máy móc thay sức người nên đỡ vất vả hơn.

Công đoạn tráng bánh đa nem cũng vất vả vì phải nhanh mắt, nhanh tay. Tay thì tráng bánh nhưng toàn thân người phải vận động bởi phải múc bột, lấy bánh, rồi đặt bánh lên trành, đổ thêm nước vào nồi tráng, cời than củi cho đỏ lửa… (Bây giờ đã có than thay củi, vừa nhanh, năng suất mà cũng tiện).

Tuy nhiên, cần phải biết điều tiết độ nóng để bánh chín tới không non quá hoặc già quá. Bánh tráng ra, đặt lên trành đem phơi phải lành lặn, mềm, dẻo, thơm mới đạt yêu cầu. Mỗi người thạo nghề ở Cầu Bố có thể tráng tới 2 yến gạo (tương đương 20 kg), được hàng nghìn chiếc bánh mỗi ngày.

Phơi bánh cũng vất vả chẳng kém. Những ngày trời trong, nắng to là thời điểm thuận lợi để phơi. Ở đây, mọi không gian đều được dành cho việc phơi bánh. Bánh phơi trên nóc nhà, phơi trong sân, ngoài ngõ, phơi cả ra vườn. Mỗi nhà có tới hàng trăm trành phơi bánh. Bánh sau khi phơi phải có độ dai, mầu trắng ngà, có độ phẳng tương đối. Người SX sẽ ép cho bánh thành chồng, buộc kín bằng núi ni lông để cất trữ và đem đi tiêu thụ.

Bánh đa nem Cầu Bố mang đặc điểm riêng. Người làm bánh sử dụng bột gạo nguyên chất. Bánh không dai như các loại bánh vùng khác, khi đem cuốn, các bà nội trợ phải đem nhúng qua nước rồi mới cuốn cho đỡ bị vỡ, nát bánh. Khi đem rán, bánh có vị thơm, ròn tan, để lâu không bị mềm bánh.

Bởi vậy, bánh đa nem Cầu Bố rất được ưa chuộng. Con em Cầu Bố, Đông Vệ đi đến đâu, bánh đa nem Cầu Bố có mặt ở đấy. Bánh đa nem ở đây không chỉ được người trong tỉnh Thanh Hóa ưa dùng mà đã theo chân thương lái có mặt ở các tỉnh bạn. Nhất là trong dịp Tết cổ truyền, thương lái các tỉnh đã tìm về Đông Vệ đặt hàng từ nhiều tháng trước. Phố làm nghề nhộn nhịp, sôi động hẳn lên.

“Hoa giấy” Mật Sơn

Đấy là cách gọi văn hoa của người dân trong vùng. Chứ thực ra đây là nghề làm hàng mã. Ông Nguyễn Văn Việt, Trưởng thôn Mật Sơn I cho biết: Mật Sơn có tới hơn 400 hộ làm hàng mã. Trước kia, người làm hàng mã chỉ làm vào dịp Tết cổ truyền, trung thu, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy… Bây giờ, quanh năm ngày tháng họ đều làm. Tuy nhiên, thời vụ của nghề này vẫn là vào dịp tết”.


“Hoa giấy” Mật Sơn

Theo chân ông Việt vào làng, mới thấy độ “hoành tráng” của xưởng làm mã nơi đây. Ngay đầu làng là nhà ông Phạm Hữu Toản. Gia đình ông Toản làm hàng mã đã 20 năm. Trong nhà ông Toản có tới chục con ngựa giấy, mỗi con chiều cao dễ đến 2m.

Hỏi làm ngựa đưa đi đâu mà khổng lồ vậy? Ông Toản cho biết, đây là hàng được đưa đến các chùa. Nhà ông Toản đang có 6 thợ làm. Anh Nguyễn Duy Trường, một trong những người thợ cho biết, quê anh tận xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân,  Thanh Hóa). Anh đến đây học và làm hàng mã được 2 năm, trừ chi phí ăn, ở, mỗi tháng thu nhập 2 triệu đồng.

Kế bên cạnh nhà ông Toản là gia đình bà Phạm Thị Dung, cũng đã có “thâm niên” trong nghề gần 20 năm. Nhà bà Dung lại chuyên làm hoa ông công, bà cô và hình nhân. Trong nhà bà cũng có 6 người làm, chủ yếu là phụ nữ. Bà Dung cho biết, bình thường bà không thuê lao động. Cả năm, người trong nhà tạo khuôn rồi xếp lại, đến vụ mới thuê người làm. Mỗi năm xuất bán hàng chục nghìn bộ hoa thờ như vậy.

Được biết, người làng Mật Sơn nhờ hoa giấy mà xây được nhà lầu, mua sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh, nuôi con cái ăn học trưởng thành. Ông Việt “bật mí”: Nhìn đơn giản vậy đấy, nhưng cái nghề “hái” ra tiền. Vào tháng cao điểm, mỗi ngày công lao động hàng trăm nghìn. Có nhà mỗi năm thu hàng trăm triệu. Bởi làm hàng mã nguyên vật liệu chủ yếu là tre, vàu làm khung, giấy, màu vẽ và hồ dán, toàn những thứ sẵn có và rẻ tiền…

Phát triển thương hiệu “dân phong”

Bánh đa nem Cầu Bố là "thương hiệu" dân phong, người tiêu dùng phong chứ chưa phải là thương hiệu pháp lý, thương hiệu được Nhà nước công nhận. Tuy vậy, thị phần bánh đa nem Cầu Bố rộng lớn khắp mọi vùng miền xứ Thanh, góp mặt ở các tỉnh bạn, cạnh tranh mạnh mẽ với các loại bánh đa nem khác và “ăn đứt” ở chất lượng, sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

Cùng với đó, “hoa giấy Mật Sơn” cũng là từ sự quen dùng, tín nhiệm của người tiêu dùng mà thành “thương hiệu”. Càng cận ngày Tết, người tứ phương đổ về Mật Sơn mua hàng như trẩy hội. Cái quý của nghề ngoài việc tạo công ăn, việc làm, thu nhập ổn định còn có ý nghĩa to lớn ở sự thanh tao.

Người người làm hoa, nhà nhà làm hoa, cả làng làm hoa mà tuyệt nhiên không thấy sự bon chen, ồn ã hay ô nhiễm môi trường. Dường như, trong tâm thức mỗi người làm hàng mã đều cố gắng gìn giữ sự thanh tịnh trong tâm hồn; giữ sạch sẽ cho loại hàng cúng dâng tổ tiên, ông bà mỗi độ Tết đến xuân về.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm