| Hotline: 0983.970.780

Bà chủ vườn điều

Thứ Tư 10/09/2014 , 08:14 (GMT+7)

Qua việc chuyển đổi từ điều hạt sang điều ghép, gia đình bà Huỳnh Thị Lương thu nhập khoảng 200 - 300 trăm triệu/đồng/năm...

Bác tài xế xe ôm chở tôi chạy lòng vòng qua mấy vạt cao su xanh ngút ngàn, rồi đột ngột rẽ vào đặc khu (tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán, Đồng Nai) mà người dân gọi là “thủ phủ của cây điều”. Tại đây, những cây điều trên 20 năm tuổi nối nhau thẳng tắp, tán lá giao nhau xanh rì.

Thấy khách lạ bước vào vườn điều, con chó béc giê của chủ vườn sủa inh ỏi, lập tức một phụ nữ trạc tuổi gần 60 chạy ra mở cổng đón khách. Qua trò chuyện được biết bà tên là Huỳnh Thị Lương ở ấp 94, xã Túc Trưng, chủ nhân của trang trại điều và trái cây rộng 12 ha.

Bưng một đĩa chôm chôm vừa hái ở trên cây tươi rói mời khách, bà Lương kể, năm 1987, khu vực này trước đây là đất của nông trường trồng dứa, mía, mì… Do làm ăn không hiệu quả, nông trường giải thể nên bà gom tiền mua được 5 ha đất với giá rẻ. Ngay khi có đất, bà bắt tay vào trồng điều (giống hạt).

Vài năm sau điều cho thu hoạch, đúng thời điểm trúng giá, nên có tiền bà lại đầu tư mua đất. Chỉ sau vài vụ điều, bà đã có trong tay 12 ha đất, trong đó có 5 ha trồng điều ghép giống PN1, 3 ha điều ghép giống Thái Lan, diện tích còn lại trồng xoài, chôm chôm, bưởi.

Bà Lương cho hay: “Năm 2005 tôi mạnh dạn cưa bỏ 5 ha điều hạt chuyển qua trồng điều ghép giống cao sản PN1. Giống mới này cho năng suất đạt 3 - 3,5 tấn/ha/năm, hạt chắc, đẹp, mùi vị thơm bùi, năng suất ổn định, không bị mất mùa, giá cả lúc nào cũng cao hơn.

Không chỉ dừng lại ở đây, năm 2011 tôi có người quen đi tham quan ở Thái Lan và mua được một số bo điều của Thái Lan (chồi điều để ghép) mang về. Tôi nhờ người đến để ghép vào cây điều hạt, bước đầu thấy cành điều phát triển tốt, phương pháp ghép chồi này rất mau cho trái.

"Nhờ trồng điều, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Điển hình là gia đình bà Huỳnh Thị Lương, một trong những người đi tiên phong chuyển đổi giống cây điều hạt sang trồng điều ghép, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình", ông Bích chia sẻ.

Từ khi ghép tới khi ra trái bói khoảng 12 tháng. Tuy nhiên 1 - 2 năm đầu nên vặt bỏ hoa, để cành ghép sung phát triển tốt, năm thứ 3 bắt đầu thu hoạch. Hiện nay tôi đã ghép được kín 3 ha, năm nay bắt đầu thu trái bói”.

Qua thời gian trồng thử nghiệm, bà Lương thấy hạt điều ghép giống Thái so với hạt điều hạt ghép PN1, thì hạt điều Thái to hơn, bóng hơn, nhưng số lượng hoa đậu trái chưa đồng đều và chưa nhiều. Chính vì vậy chưa đánh giá được năng suất giống điều mới này. Tới đây, bà tiếp tục nghiên cứu cách chăm sóc, kỹ thuật bón phân, xử lý ra hoa để vườn điều phát triển tốt hơn.

Qua việc chuyển đổi từ điều hạt sang điều ghép, gia đình bà Huỳnh Thị Lương thu nhập khoảng 200 - 300 trăm triệu/đồng/năm, đồng thời tạo công ăn việc làm cho 4 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ với mức lương từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Bích, Trưởng ấp 94, xã Túc Trưng cho biết: "Xã Túc Trưng có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu đất đỏ bazan rất phù hợp cho việc phát triển cả cây nông nghiệp và cây công nghiệp, đặc biệt là cây điều. Cả xã có khoảng 1.198 ha điều, riêng ấp 94 có khoảng 1.000 ha đất trồng điều".

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm