| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Chủ tịch Pác Nặm có doanh nghiệp sân sau?

Thứ Tư 25/09/2013 , 14:36 (GMT+7)

Mới thành lập, còn non yếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nên việc ưu ái cho nhận nhiều công trình chẳng khác nào làm doanh nghiệp bị bội thực.

Các doanh nghiệp trong tỉnh Bắc Kạn đang râm ran câu chuyện về ông Dương Văn Huấn, khi lên nắm chức Chủ tịch huyện Pác Nặm đã nhanh chóng "đẻ" ra doanh nghiệp sân sau, cốt là để thâu tóm các dự án béo bở tại huyện nghèo này.

Tuy nhiên, doanh nghiệp mới thành lập, còn non yếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, do đó việc ưu ái ép cho nhận nhiều công trình chẳng khác nào bị bội thực, vì quản lý nhiều công trình, doanh nghiệp không đủ sức kiểm soát, nên tự đi vào đường cùng ngõ cụt.

Gom công trình, dự án về... một đầu mối

Năm 2010, khi được bầu vào chức Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm, ngay lập tức ông Dương Văn Huấn đã tiến hành thâu tóm hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của huyện nghèo này, để chỉ định thầu cho Công ty cổ phần xây dựng Thành Trung như: Đập mương Cốc Nghè xã Cổ Linh, nhà Công vụ Huyện ủy Pác Nặm, Trạm Y tế chuẩn xã Bộc Bố; sửa chữa trường THCS xã Cao Tân; Nhà nội trú dân nuôi và nhà bếp xã Giáo Hiệu...


Trụ sở UBND huyện Pác Nặm lúc đang được sửa chữa.

Đang từ doanh nghiệp chẳng có việc, bỗng ôm một lúc nhiều đầu việc, đã làm ông chủ của doanh nghiệp phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi lo hoàn thành công việc theo tiến độ.

Trong khi đã bội thực rồi, nhưng huyện Pác Nặm vẫn ưu ái Cty này bằng cách tiếp tục cho các công trình của năm tiếp theo.

Vẫn điệp khúc ấy, bước sang năm 2012, lại hàng loạt các dự án "ngon nhất" đến giá trị tiền gói thầu nhỏ nhất của huyện Pác Nặm, lại được Chủ tịch huyện Pác Nặm "bật đèn xanh" chỉ định thầu cho Cty Thành Trung như: Đường Bộc Bố - Cao Tân - Cổ Linh; Trụ sở UBND xã Cao Tân; Trường Mầm non xã Cổ Linh; Nước sinh hoạt Cống Đôi - Nà Mòn - Khâu Lồm xã An Thắng và cả Trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Pác Nặm...

Cty Thành Trung thành lập ngày 29/4/2010, chỉ trước khi ông Huấn được bầu làm Chủ tịch huyện khoảng 2 tháng, nên năng lực Cty hầu như không có gì.

Trước khi bước vào huyện Pác Nặm nhận làm nhà thầu chính, Cty này chỉ có một đội thợ xây, chuyên nhận lại các phần việc nhỏ lẻ theo kiểu làm công ăn lương.

Được nhận hầu hết các công trình xây dựng cơ bản của huyện Pác Nặm trong hai năm 2011 và 2012, vượt qua hàng chục doanh nghiệp có bề dầy về xây lắp và đã gắp bó cả chục năm tại huyện này, nên câu chuyện ưu ái Cty Thành Trung được mọi người cho rằng, ông Dương Văn Huấn - Chủ tịch huyện có có chủ ý "thâu tóm" dự án cho doanh nghiệp “sân sau” để dễ bề quản lý.

Do ưu ái giao nhiều dự án, công trình một cách lộ liễu và Chủ tịch huyện với chủ doanh nghiệp thường xuất hiện những chỗ nhạy cảm như "hình với bóng", càng để lại nhiều lời ong tiếng ve và sự đàm tiếu, mỗi khi mọi người nhìn thấy Chủ tịch huyện "bước ngang hàng" với giám đốc doanh nghiệp tại vùng sơn cước này.

Nhất là việc nhận quá nhiều công trình, dự án nên Cty Thành Trung đã bị "bội thực" dự án, vì không thể nào kham nổi với khối lượng công việc khổng lồ đó, nên tiến độ các dự án cứ mãi như rùa bò, trong khi tiền thi công đã nhận tạm ứng.

Trước sự bức xúc của nhiều cán bộ, đảng viên, nhân dân của huyện, ông Dương Văn Huấn buộc phải "bật đèn đỏ", tạm thời dừng giao việc cho Cty Thành Trung trong năm 2013, đồng thời chỉ đạo Ban Quản lý dự án huyện Pác Nặm cắt bỏ tới 3 công trình đã giao thầu cho Cty Thành Trung từ lâu, mà không chịu triển khai như: Công trình trường Mầm non xã Cổ Linh; Sửa chữa trụ sở và nhà công vụ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Pác Nặm; Nước sinh hoạt Cống Đôi - Nà Mòn - Khâu Lồm xã An Thắng.

Các dự án châm tiến độ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành để đưa Pác Nặm mau thoát danh sách là huyện nghèo của cả nước.

"Cắm" cả nhà vì...  doanh nghiệp

Chỉ vì năng lực còn non yếu, lại giao ôm đồm nhiều công trình, dự án nên Công ty cổ phần xây dựng Thành Trung nhanh chóng bị "lụt" vì bội thực dự án. Dẫn đến tình trạng không kiểm soát nổi tài chính, nhân công lao động, đã làm cho doanh nghiệp này bị lâm cảnh túng quẫn tiền mặt, khó có thể thực hiện hết các dự án đang còn dở dang, mặc dù đã được lãnh đạo huyện Pác Nặm gia sức bảo vệ, và sự ưu ái đặc biệt của Ban Quản lý dự án huyện Pác Nặm trong quá trình cho gia hạn hợp đồng, cũng như việc tổ chức nghiệm thu, thanh toán.

Do lo lắng cho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ tiền công, tiền lương và tiền vật tư mỗi khi các chủ nợ vây hãm, đầu tháng 11/2011, ông Dương Văn Huấn - Chủ tịch huyện Pác Nặm, đã chủ động dùng cả sổ đỏ của căn nhà 4 tầng mới mua, ngự tại mặt phố thị xã Bắc Kạn (đối diện Cục thuế tỉnh Bắc Kạn), nơi có vợ con và bà mẹ đẻ đang sinh sống (sổ đỏ mang tên vợ ông Huấn là bà Phùng Thị Bích Huệ), đưa cho Cty Thành Trung đem đến ngân hàng định giá tài sản trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Sau đó bà Huệ đã ký các hợp đồng bảo lãnh, để Cty Thành Trung được phép "cắm" toàn bộ nhà và tài sản của ông Huấn vào ngân hàng, để giúp doanh nghiệp có tiền thực hiện tiếp các dự án tại huyện Pác Nặm và thanh toán các khoản nợ đọng khác.

Chính sự quan hệ khăng khít giữa Cty Thành Trung và ông Dương Văn Huấn - Chủ tịch huyện Pác Nặm qua các gói thầu dự án, đến việc thế chấp cả nhà cứu giúp doanh nghiệp khỏi bị vỡ nợ, nên nhiều câu hỏi nghi vấn được đặt ra: Có hay không việc ông Dương Văn Huấn - Chủ tịch huyện Pác Nặm bao thầu các dự án của huyện nghèo cho Cty Thành Trung là doanh nghiệp "sân sau" nhằm thâu tóm lợi ích? Vì sao ông Dương Văn Huấn lại có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp này đến như vậy? Phải chăng, ông Dương Văn Huấn đã góp vốn làm ăn với Cty Thành Trung nên Cty này mới bao thầu các dự án tại huyện nghèo Pác Nặm?

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm