| Hotline: 0983.970.780

Báo động vi phạm trên tuyến đê tả Đáy

Thứ Tư 15/04/2015 , 11:05 (GMT+7)

Các trường hợp vi phạm trên chủ yếu nằm trong phạm vi bảo vệ đê tả Đáy mặt đê, mái đê và hành lang 5m chân đê.

Vừa qua, đoàn công tác của Sở NN-PTNT Hà Nội do ông Lưu Văn Hải, PGĐ Sở làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Ứng Hòa về việc triển khai các giải pháp xử lý vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, năm 2014 trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 105 vụ vi phạm Luật Đê điều và 3 tháng đầu năm 2015 là 32 vụ.

Các loại hình vi phạm chủ yếu như: Xây nhà bê tông, công trình kiên cố; Xây dựng cải tạo nhà thành nhà kiên cố; Xây nhà cấp bốn, móng, công trình phụ; Xây tường chắn, cổng, trụ cột; Lều, quán, lán tạm; Chứa chất vật tư, chất tải vật liệu lên phạm vi bảo vệ đê…

Các trường hợp vi phạm trên chủ yếu nằm trong phạm vi bảo vệ đê tả Đáy mặt đê, mái đê và hành lang 5m chân đê.

 Ngoài ra trên tuyến đê tả Đáy còn có 12 bãi tập kết kinh doanh vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều và 4 lò gạch ngoài bãi sông chưa được cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều với diện tích 2.305 m2. Số vụ vi phạm từ các năm trước còn tồn đọng nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật đê điều trên địa bàn huyện gia tăng trong thời gian qua là do công tác tuyên truyền chưa thường xuyên; Công tác ngăn chặn, xử lý vi phạm của chính quyền cấp xã, huyện chưa tập trung, quyết liệt ngay từ khi mới phát sinh vi phạm.

Đặc biệt, công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong ngăn chặn, xử lý chưa thường xuyên, kịp thời; Việc tổ chức di dời nhà cửa, các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều chưa được thực hiện; Mốc chỉ giới thoát lũ, chỉ giới phạm vi bảo vệ đê chưa được cắm ngoài thực địa; Chưa có đường hành lang chân đê...

Đoàn công tác yêu cầu huyện Ứng Hòa trong thời gian tới cần tập trung triển khai các giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, tích cực triển khai thực hiện “Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của UBND TP;

Tăng cường hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về thủ tục thỏa thuận, cấp phép liên quan đến đê điều, thoát lũ ngoài bãi sông; Xử phạt nghiêm các các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền; Phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm ngay từ khi mới phát sinh;

Đề xuất UBND TP cho lập dự án cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê, chỉ giới thoát lũ theo Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 và dự án xây dựng đường hành lang chân đê thuộc địa bàn huyện Ứng Hoà.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm