| Hotline: 0983.970.780

Báo động vi phạm trên tuyến đê tả Đáy

Thứ Tư 15/04/2015 , 11:05 (GMT+7)

Các trường hợp vi phạm trên chủ yếu nằm trong phạm vi bảo vệ đê tả Đáy mặt đê, mái đê và hành lang 5m chân đê.

Vừa qua, đoàn công tác của Sở NN-PTNT Hà Nội do ông Lưu Văn Hải, PGĐ Sở làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Ứng Hòa về việc triển khai các giải pháp xử lý vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, năm 2014 trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 105 vụ vi phạm Luật Đê điều và 3 tháng đầu năm 2015 là 32 vụ.

Các loại hình vi phạm chủ yếu như: Xây nhà bê tông, công trình kiên cố; Xây dựng cải tạo nhà thành nhà kiên cố; Xây nhà cấp bốn, móng, công trình phụ; Xây tường chắn, cổng, trụ cột; Lều, quán, lán tạm; Chứa chất vật tư, chất tải vật liệu lên phạm vi bảo vệ đê…

Các trường hợp vi phạm trên chủ yếu nằm trong phạm vi bảo vệ đê tả Đáy mặt đê, mái đê và hành lang 5m chân đê.

 Ngoài ra trên tuyến đê tả Đáy còn có 12 bãi tập kết kinh doanh vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều và 4 lò gạch ngoài bãi sông chưa được cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều với diện tích 2.305 m2. Số vụ vi phạm từ các năm trước còn tồn đọng nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật đê điều trên địa bàn huyện gia tăng trong thời gian qua là do công tác tuyên truyền chưa thường xuyên; Công tác ngăn chặn, xử lý vi phạm của chính quyền cấp xã, huyện chưa tập trung, quyết liệt ngay từ khi mới phát sinh vi phạm.

Đặc biệt, công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong ngăn chặn, xử lý chưa thường xuyên, kịp thời; Việc tổ chức di dời nhà cửa, các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều chưa được thực hiện; Mốc chỉ giới thoát lũ, chỉ giới phạm vi bảo vệ đê chưa được cắm ngoài thực địa; Chưa có đường hành lang chân đê...

Đoàn công tác yêu cầu huyện Ứng Hòa trong thời gian tới cần tập trung triển khai các giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, tích cực triển khai thực hiện “Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của UBND TP;

Tăng cường hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về thủ tục thỏa thuận, cấp phép liên quan đến đê điều, thoát lũ ngoài bãi sông; Xử phạt nghiêm các các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền; Phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm ngay từ khi mới phát sinh;

Đề xuất UBND TP cho lập dự án cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê, chỉ giới thoát lũ theo Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 và dự án xây dựng đường hành lang chân đê thuộc địa bàn huyện Ứng Hoà.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.