| Hotline: 0983.970.780

Bệnh thiếu nước, tuyến trùng, rệp sáp hại tiêu

Thứ Sáu 24/10/2014 , 08:09 (GMT+7)

Thiếu nước là bệnh thường thấy trên vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, trên vườn cắt ngọn để nhân giống.

Thiếu nước

Bệnh thường thấy trên vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, trên vườn cắt ngọn để nhân giống. Để xác định nguyên nhân, trước hết quan sát mặt dưới lá xem có nhện đỏ hay rầy mềm chích hút không, nếu không có, quan sát cả vườn, quan sát màu sắc lá… xem cây có triệu chứng thiếu phân hay không, xem vườn có thiếu nước hay không (nhất là trong mùa nắng).

Nếu loại trừ tất cả nguyên nhân thì rất có thể cây bị “tiêu điên” là do nhiễm virus mà tác nhân truyền bệnh là do côn trùng chích hút hoặc tuyến trùng, rệp sáp... Trên thực tế cây bị nhiễm virus rất dễ nhận diện do triệu chứng thể hiện rất đặc trưng như còi cọc, lá nhỏ, phiến lá dầy, nổi các vết khảm, nhọn, màu vàng xanh nhạt, mép lá cong lại, đọt không phát triển.

Để phòng trị phải xác định nguyên nhân gây hại mới có biện pháp phòng trị hiệu quả. Nếu là do nhện đỏ thì phải dùng thuốc trừ nhện như Sairomite 57EC. Rầy mềm có thể dùng Sec Sài Gòn 25EC, Sago super 20EC, nếu cây bị virus thì hiện nay không có thuốc phòng trị, nên nhổ bỏ để cắt nguồn lây lan vì thực tế có để trên vườn, cây cũng không cho năng xuất.

lpine-80wdg-100g-copy090944606

Tuyến trùng

Tuyến trùng là dịch hại phổ biến không những trên cây tiêu mà còn thấy trên nhiều cây trồng khác. Trên tiêu, triệu chứng do tuyến trùng thường thấy là cây cằn cỗi, lá vàng vọt, héo, chót lá đen dần rồi rụng. Nếu nhổ gốc lên quan sát ta thấy rễ có các mụt u sần, cong queo, hệ rễ phát triển kém.

Nguyên nhân do tuyến trùng chích hút, bơm các độc tố vào rễ, làm rễ bị nghẽn mạch, phù to tạo nên các nốt u sần, làm rễ giảm khả năng hấp thu nước, dưỡng chất khiến cây sinh trưởng kém, triệu chứng sẽ nặng hơn nếu kết hợp với nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương trên rễ do tuyến trùng chích hút, làm cho rễ bị thối.

Thường các triệu chứng do tuyến trùng thể hiện trong mùa nắng, đầu mùa mưa, khi có nước và bón phân, bệnh suy giảm. Các loại tuyến trùng phổ biến nhất trên tiêu là Meloidogyne, Pratylenchus, Xiphinema… Để trừ tuyến trùng cần chú ý đào mương thoát thủy để hạn chế tuyến trùng lây lan, tăng cường bón vôi (vì tuyến trùng thích đất hơi chua), bón phân hữu cơ hoai mục (vì trong phân hữu cơ có nhiều vi sinh vật, tuyến trùng đối kháng), để hạn chế tuyến trùng có thể rải Diaphos 10H, Saburan 10Gr.

Rệp sáp

Sâu hại trên tiêu có nhiều như bọ xít lưới, rệp bông, sâu đục thân… nhưng phổ biến hơn cả là rệp sáp. Rệp sáp xuất hiện và gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Cơ thể rệp có màu hồng, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng. Rệp có thể bám chặt vào mặt dưới lá, gié hoa, trái để chích hút nhựa làm lá, trái khô, rụng, cây còi cọc, ngoài việc chích hút nhựa, rệp còn thải ra dịch có chất đường tạo điều kiện cho nấm bồ hống xuất hiện trên mặt lá làm giãm quang hợp. Ngoài ra, rệp còn cư trú và chích hút rễ làm cây sinh trưởng kém, còi cọc.

Ngoài việc chích hút nhựa, vết thương trên rễ do rệp sáp chích hút còn tạo điều kiện cho nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhập làm cây càng bị bệnh nặng hơn. Để phòng trị rệp sáp có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Sairifos 585 EC, Sago supe 20EC.

Xem thêm
1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất