| Hotline: 0983.970.780

Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

Thứ Năm 18/04/2024 , 10:31 (GMT+7)

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Một phần hệ thống nhà yến của Công ty Cổ phần Yến núi Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Một phần hệ thống nhà yến của Công ty Cổ phần Yến núi Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Yến núi Tây Ninh

Công ty Cổ phần Yến núi Tây Ninh là một trong những đơn vị hàng đầu về quy mô nuôi yến và sản xuất, chế biến yến sào trong khu vực, với hơn 50 nhà nuôi yến trên khắp địa bàn tỉnh và nhà máy sơ chế diện tích 1.000m2. Sản phẩm của Công ty cũng đã có mặt hầu hết hệ thống siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc.

Dẫn chúng tôi tới thăm hệ thống nhà yến cũng như cơ sở sản xuất chế biến yến được đầu tư quy mô, bài bản, chị Ngô Thị Bích Trâm, Giám đốc Công ty chia sẻ: Sau khoảng thời gian nghiên cứu, học hỏi thêm kinh nghiệm của những người đi trước, cũng như là tham quan các mô hình nhà yến ở Nha Trang, Khánh Hòa, năm 2019, chị quyết định dấn thân vào nghề và thành lập Công ty Cổ phần Yến núi Tây Ninh.

Bên trong nhà xưởng sản xuất yến tinh đạt chuẩn quốc tế của Công ty Yến núi Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Bên trong nhà xưởng sản xuất yến tinh đạt chuẩn quốc tế của Công ty Yến núi Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

“Khác với những loài chim làm tổ bằng rơm rạ, tìm nơi trú ẩn ở các thân cây, vào mùa sinh sản, chim yến lại tiết nước bọt của mình ra làm tổ và đẻ trứng. Khi chim non khôn lớn, cứng cáp và bay đi, tổ yến sẽ được hái làm món quà chăm sóc sức khỏe cho con người.

Trong thế giới ẩm thực, yến sào được ví như một loại “vàng trắng”, là món quà thiên nhiên được kết tinh từ tinh hoa đất trời và cho đến ngày nay vẫn giữ được vị thế hàng đầu trong những món ăn bồi bổ sức khỏe. Nhờ nguồn thức ăn phong phú và dồi dào, tổ yến Tây Ninh không chỉ to mà chất lượng cũng rất tốt”, chị Bích Trâm chia sẻ.

Để xây dựng thương hiệu, Công ty Yên núi Tây Ninh đảm bảo kiểm soát kỹ quy trình sản xuất khép kín từ khâu nuôi yến, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói đến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm yến sào chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lý.

“Hiện nay, trên thị trường có quá nhiều sản phẩm yến sào kém chất lượng, không nhãn hiệu, địa chỉ, số điện thoại hay đăng ký chứng nhận cụ thể khiến người tiêu dùng không an tâm. Vì vậy, ngay khi thu hoạch tổ yến đầu tiên, tôi quyết định xây dựng thương hiệu yến một cách bài bản, đồng thời đầu tư xây dựng nhà xưởng kết hợp khu trưng bày để sản phẩm có cơ hội tiếp cận rộng hơn với nhiều đối tượng khách hàng”, chị Trâm nhấn mạnh.

Sản phẩm yến Tây Ninh được nhiều khách hàng tin dùng. Ảnh: Trần Phi.

Sản phẩm yến Tây Ninh được nhiều khách hàng tin dùng. Ảnh: Trần Phi.

Chiến lược phát triển nghề yến

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, năm 2019, toàn tỉnh chỉ có 190 nhà yến thì đến tháng 9/2023, tỉnh Tây Ninh đã có hơn 1.000 nhà yến với khoảng 800 nhà yến đang hoạt động và 200 nhà yến đang xây dựng. Đây cũng là địa phương có số lượng nhà yến xếp thứ 9/42 tỉnh, thành phố có nuôi chim yến và xếp thứ 4/6 tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Ngoài Công ty Cổ phần Yến núi Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh còn có 11 cơ sở sơ chế, chế biến tổ yến quy mô lớn. Trong đó, Sở NN-PTNT đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 5 doanh nghiệp; Tổ chức ISOCERT cấp chứng nhận HACCP cho một doanh nghiệp.

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân, nhằm hướng tới kinh tế xanh, phát triển bền vững, UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Tỉnh Tây Ninh tăng cường hỗ trợ ngành yến nhằm tạo sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Tỉnh Tây Ninh tăng cường hỗ trợ ngành yến nhằm tạo sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở hộ gia đình xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tổ yến. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò định hướng đặt hàng, tiêu chuẩn nguyên liệu, hỗ trợ sản xuất, nhằm phát huy thế mạnh để thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả ngành nghề nuôi chim yến.

Bên cạnh đó, thành lập tổ chức liên kết giữa các hội, chi hội, người nuôi yến, hợp tác xã nhà yến và khuyến khích xây dựng nhà yến chuyên dụng, tập hợp lại thành làng nghề nuôi chim yến trên cơ sở quy định vùng nuôi chim yến của tỉnh. Tỉnh cũng đặc biệt khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm từ tổ yến, tạo sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

“Hiện ngành nuôi chim yến vẫn chưa có quy định chung về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong xây dựng, bảo vệ môi trường, vận hành, quản lý nhà yến. Ngoài ra, công tác kiểm soát dịch bệnh đối với chim yến còn nhiều bất cập, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn sinh học, dịch bệnh cho động vật và sức khỏe con người. Do đó, rất mong các Bộ, ngành liên quan cần sớm tham mưu Chính phủ ban hành các quy định này". Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân kiến nghị.

Xem thêm
Bí quyết để TP.HCM đạt tỷ lệ tiêm phòng dại trên 90%

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM vẫn chưa xuất hiện một ổ bệnh dại nào nhờ tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo luôn ở mức rất cao trong những năm qua.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm