| Hotline: 0983.970.780

Bệnh thối gốc, chảy mủ cây sầu riêng

Thứ Ba 20/07/2010 , 10:52 (GMT+7)

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra, là một trong vài loại dịch hại nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng...

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra, là một trong vài loại dịch hại nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng. Ngoài sầu riêng, nấm bệnh còn gây hại nhiều cây ăn trái khác như: cam, quýt, chanh, bưởi, xoài, nhãn, đu đủ, sapô, táo…

Nấm Phytophthora lưu tồn trong đất, trong nước. Do có nguồn gốc thủy sinh, nên chúng ưa thích và rất cần có ẩm ướt cao để sinh sản, phát triển và gây hại. Vì thế bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trong mùa mưa.

Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, bệnh có thể làm cháy lá, rụng lá, làm chết cây con trong vười ươm, cây mới trồng ở giai đoạn kiến thiết cơ bản vườn. Làm thối trái, chảy mủ trên những cành lớn. Đặc biệt là gây thối gốc chảy mủ, thối rễ ở giai đoạn cây lớn, nếu nặng có thể làm chết những cành lớn hoặc cả cây.

Trên gốc thân, chỗ bị bệnh chảy ra chất nhựa màu đỏ, vỏ cây và vùng gỗ phía dưới chỗ vết bệnh chuyển dần sang màu hồng lợt, có vân tím, viền gợn sóng. Nếu nặng, chỗ bị bệnh sẽ ướt đẫm nhựa cây (nhất là khi mưa gió ẩm ướt, độ ẩm trong vườn cao). Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ xâm nhập sâu vào phần mạch gỗ và lan rộng dần ra xung quanh, bao hết phần gốc thân. Làm cho rễ bị thối, lá bị rụng, đọt non và nhánh bị chết, cuối cùng cây sẽ bị chết.

Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách hợp lý trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp ngay từ khi thiết kế vườn. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Ở những nơi đất thấp (như vùng ĐBSCL), tùy theo mực thủy cấp của vườn mà phải lên liếp cao, hoặc sau khi lên liếp phải đắp mô cao mới trồng lên mô đó.

- Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước tốt, để nước không bị đọng lại trong vườn mỗi khi có mưa, tạo cho vườn luôn khô ráo.

- Không nên bón đơn độc phân hóa học, ngoài việc bón cân đối giữa đạm, lân và kali phải tăng cường phân hữu cơ đã được ủ hoai mục (nhất là phân gà), phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học… để bổ sung vi lượng, vi sinh vật có ích và cải tạo đất (nếu trộn thêm chế phẩm Trichoderma sẽ rất tốt).

- Khi cây sầu riêng chưa giao tán, không nên trồng xen những cây rau màu ngắn ngày cùng là ký chủ của nấm Phytophthora như: cà tím, cà pháo, cà chua, ớt, bầu bí, khoai sọ, cà rốt, súp lơ… trong vườn sầu riêng.

- Không nên trồng quá dầy. Thường xuyên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nhỏ, cành tăm, cành mọc bên trong tán, cành nằm sát mặt đất (đối với những cây còn nhỏ), vệ sinh cỏ vườn… để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ bên trong tán cây.

- Cưa bỏ những cành đã bị bệnh chết, thu gom toàn bộ cành, lá và những trái đã bị bệnh đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, để hạn chế bệnh lây lan.

- Trong mùa mưa, cần dọn sạch cỏ rác tủ xung quanh gốc, để vùng gốc khô ráo.

- Những vườn đã bị bệnh, nên giảm bớt phân đạm, nếu bệnh nặng nên ngưng bón đạm (khi hết bệnh mới bón trở lại). Bón bổ sung thêm phân lân và kali.

- Khi tưới, không nên tưới quá đẫm nước vào vùng xung quanh gốc cây.

- Cần kiểm tra vườn cây thường xuyên (chú ý phần gốc thân) để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng. Nếu bệnh xuất hiện ở phần gốc cây thì dùng dao sắc tách cạo bỏ hết phần vỏ chỗ bị bệnh (sau khi tách bỏ vỏ nhớ thu gom phần vỏ này đưa ra khỏi vườn tiêu hủy). Sau đó dùng 20-30 gram thuốc Mexyl-MZ 72WP, pha trong một lít nước, rời lấy chổi hay cọ sơn nhúng nước thuốc quét lên chỗ bị bệnh và vùng lân cận.

- Nếu bệnh gây hại trên cành, lá, hoa trái… có thể dùng thuốc Mexyl-MZ 72WP pha 30-35 gram/bình 8 lít, phun đẫm lên thân cây, tán lá. Đối với những cây bị nấm gây thối gốc chảy mủ, thì cứ mỗ̃i m2 xung quanh gốc tưới khoảng 2 lít dung dịch nước thuốc này, hiệu quả phòng ngừa bệnh sẽ rất cao.

Xem thêm
Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm