| Hotline: 0983.970.780

Bình Điền góp phần bảo tồn di sản văn hóa

Thứ Sáu 12/01/2018 , 07:30 (GMT+7)

Tại Nhà hát Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh (VOH) vừa diễn ra gala giao lưu nghệ thuật trao giải Hội thi "Giọng ca cải lương Bông lúa vàng lần thứ 12, năm 2017".

Hội thi lần thứ 12 đã tìm ra các giọng ca xuất sắc nhất, gồm: Huy chương Vàng cho Võ Thị Phương Thúy (Cần Thơ), huy chương Bạc Nguyễn Thị Mỹ Tiên (Hậu Giang), huy chương Đồng cho Phan Thị Mai Phương (An Giang), cùng nhiều giải phụ khác.

08-53-53_img_0028
Trao thưởng cho thí sinh đoạt giải

Hội thi là sân chơi không chỉ cho các thí sinh có triển vọng ca,diễn cải lương, nhằm tuyển chọn ra những giọng ca xuất sắc, bổ sung cho sân khấu cải lương cũng như trên sóng phát thanh - truyền hình cả nước; là nơi để các nghệ sỹ đờn ca cổ nhạc trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiếp tục sáng tạo, nâng cao nghệ thuật biểu diễn phục vụ công chúng; mà còn góp phần động viên, hâm nóng niềm đam mê đờn ca tài tử - cải lương, nhất là với thế hệ trẻ; tạo ra một điểm hẹn cho thính giả có dịp thưởng thức, giao lưu, học hỏi mỗi chiều thứ bảy hằng tuần qua sóng phát thanh VOH.

Khán phòng Nhà hát VOH quá chật chội so với lượng khán giả vào xem đêm gala. Các giọng ca đạt giải của Bông lúa vàng (BLV) lần thứ 12 và nhiều BLV các mùa thi trước đã thể hiện các bài ca, như: Câu chuyện làng chài, Tình lúa duyên trăng, Điệu buồn đất phương Nam, Tiếng gọi non sông… làm lặng phắc không gian nhà hát. Là người miền Bắc, không mấy “mặn mà” với ca nhạc cải lương, tôi vẫn thấy “gai người”; bảo sao người dân phương Nam không mê muội với loại hình nghệ thuật đặc sắc này cho được.

Để đến được với đêm gala trao giải này, 8 thí sinh đã xuất sắc vượt qua hơn 60 thí sinh vòng bán kết, chung kết, từ tháng 7 đến hết tháng 12/2017, để chọn ra những thí sinh: Có chất giọng đẹp, Có hơi điệu tốt, Có xúc cảm BLV, Có phong cách BLV, Có tài năng BLV, cuối cùng là vòng thi Tỏa sáng BLV, chọn ra huy chương vàng, bạc, đồng và các giải khác.

Ông Huỳnh Em đến từ Bạc Liêu cho biết: “Tui đeo bám cuộc thi nầy chặt lắm. Biết lịch tổ chức đêm gala trao giải, tui bắt xe lên thành phố từ sáng sớm, chờ trực để vô coi. Thiệt đã”. Ông mong chương trình tiếp tục được duy trì để ông, cả nhà ông và cả xóm ấp của ông được nghe ca cải lương tuyển chọn hằng tuần trên sóng VOH.

Trong khán phòng có cả các bà già hơn 80 tuổi, lại có những bé gái mới gần 10 tuổi, cũng đến coi, vì rất thích vọng cổ, cải lương.

Ông Nguyễn Nam Tuấn, Phó Giám đốc VOH, Trưởng BTC hội thi, nói: “Hướng tới đài tiếp tục đầu tư thêm để rèn luyện, nâng cao kỹ năng biểu diễn cho thí sinh. Đài sẽ tổ chức Câu lạc bộ BLV. Qua đó các giọng ca được đài tạo điều kiện thu thanh và biểu diễn thường xuyên để không ngừng trưởng thành, trở thành những nghệ sỹ cải lương chuyên nghiệp, như các thí sinh từ hội thi BLV mà thành NSƯT Tuyết Ngân (Đoàn Cải lương Bến Tre), NSƯT Hồ Ngọc Trinh (Đoàn Cải lương Long An), NSƯT Đào Vũ Thành (Đoàn Cải Lương Tiền Giang), NSƯT Lê Tứ (Giảng viên ĐH Sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh)…

08-53-53_img_0035
BTC và thí sinh đoạt giải chụp hình lưu niệm

Không chỉ ông Lê Công Đồng, Giám đốc VOH, ông Nguyễn Nam Tuấn PGĐ, Trưởng BTC hội thi, Thạc sỹ - NSƯT Huỳnh Khải, Chủ tịch Hội đồng giám khảo hội thi, MC Hữu Luân, người gắn bó với chương trình hơn 20 năm nay… nói lên lời cảm ơn Cty CP Phân bón Bình Điền - đơn vị đã đồng hành với cuộc thi suốt 24 năm qua, mà thính giả, không chỉ ở miền đất phương Nam, mà ở miền Đông, miền Trung, biên giới hải đảo… sang tận nước bạn Campuchia, đều nói lên điều này.

Ông Võ Văn Phu, Phó TGĐ Cty Bình Điền, chia sẻ: “Bình Điền rất lấy làm tự hào vì đã cùng VOH góp phần bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật tài tử - cải lương Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây cũng là một trong những nội dung hoạt động hướng tới cộng đồng, thể hiện phương châm “Phân bón Đầu Trâu luôn là bạn đồng hành trung thành và tin cậy của bà con nông dân. Bình Điền sẽ tiếp tục cùng VOH làm cho cuộc thi ngày càng phát triển, tạo sức lan tỏa hơn nữa trong lòng người hâm mộ.”

Được biết mỗi năm Cty Bình Điền tài trợ cho cuộc thi hơn 1 tỷ đồng. Riêng năm 2017 Bình Điền nâng mức tài trợ lên 2,5 tỷ đồng, để đưa giải huy chương vàng từ 25 triệu, lên 70 triệu đồng.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm